ĐỘ BỀN VÁN MỎNG GỖ BẠCH ĐÀN UROPHYLLA VÀ GỖ KEO TAI TƯỢNG BIẾN TÍNH BẰNG N - METHYLOL VÀ DẦU VỎ HẠT ĐIỀU CHỐNG LẠI MỐI NHÀ Coptotermes formosanus Shiraki


Các tác giả

  • Nguyễn Hồng Minh Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Hoàng Văn Phong Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Keo tai tượng, dimethylol dihydroxyethyleneurea (DMDHEU), dầu vỏ hạt Điều,, mối nhà, Bạch đàn urophylla, N - methylol,, ván mỏng

Tóm tắt

Ván mỏng gỗ Bạch đàn Eucalyptus urophylla và gỗ Keo tai tượng Acacia mangium được ngâm tẩm trong điều kiện chân không (0,3kgf/cm2 - 1,5h) và áp lực (7kgf/cm2 - 1,5h) với các hóa chất N - methylol (Dimethylol dihydroxy ethyleneurea - DMDHEU) và dầu vỏ hạt Điều (Cashew nut shell liquid). Sau đó
ván ngâm tẩm DMDHEU và dầu Điều được sấy đến độ ẩm 10 - 12% và được xử lý nhiệt tương ứng ở điều kiện 120oC - 2 giờ và 103oC - 24. Mối nhà Coptotermes formosanus Shiraki được sử dụng để thí nghiệm đánh giá khả năng chống mối cho ván dán biến tính. Sau 9 tuần đặt mẫu biến tính vào tổ mối trong phòng thí nghiệm, các mẫu thử được kiểm tra và đánh giá khả năng kháng mối do mối tấn công bằng phương pháp tỷ lệ ngoại quan cho điểm (từ 10 điểm ở mẫu lành lặn đến 0 điểm khi mẫu phá hủy hoàn toàn) và độ hao hụt khối lượng. Ván mỏng gỗ bạch đàn được xử lý với DMDHEU ở các cấp độ tăng khối lượng là 9,4% và 14,7% cho kết quả độ hao hụt khối lượng tương ứng là 5,1% và 0,8% trong khi mẫu không xử lý hao hụt 9,5%. Kết quả đạt mức tương đương với Keo tai tượng biến tính DMDHEU cho thấy độ hao hụt khối lượng lần lượt là 5,5% và
1,1% tương ứng với độ tăng khối lượng là 8,3% và 13,8%, mẫu đối chứng hao hụt 12,8%. Ván mỏng gỗ Bạch đàn urophylla và Keo tai tượng biến tính với dầu vỏ hạt Điều với độ tăng khối lượng 52,2% cho kết quả độ hao hụt khối lượng 0,2%/ điểm 10 cho thấy rất bền với mối. Các kết quả đã cho thấy ván dán biến
tính hóa nhiệt với DMDHEU ở độ tăng khối lượng 13,8 - 14,7% và dầu vỏ hạt Điều 52,2% có thế chống chịu mối ở cấp độ rất bền.

Tài liệu tham khảo

1. American Society of Testing and Materials, ASTM D 3345, 1986. Standard method of laboratory evaluation of wood and other cellulosic materials for resistance to termites, Philaadelphia, U.S.A.

2. Bùi Văn Ái, 2008. Nghiên cứu sử dụng dầu vỏ hạt Điều làm thuốc bảo quản lâm sản, Luận án Tiến sỹ kỹ thuật, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

3. Curling S.F., and Murphyy R.J., 1999. The effect of artificaial ageing on the durability of wood - based board materials aganins basidiomycete decay fungi, Wood Science and Technology 33: 245 - 57 .

4. Grace J.,K, 2003. Termite resistant wood products. Sociobiology 41: 123 - 129.

5. Hadi Y.S, Westin M, Rasyid E., 2005. Resistance of furfurylated wood to termite attack, Forest Prod J 55: 85 - 88.

6. Hill,C., 2006. Wood modification: chemical, thermal and other processes john Wiley and Sons Ltd, England.

7. Howick. C.D, Creffield J.W., 1983. Arapid kield bioassay technique with subterranean termites. Document IRG/ 1188. International Research Group on Wood preservation, Stockholm.

8. Imamura Y., Nishimoto K., 1986. Resistance of acetylated wood to attack by subterrancean termites. Wood Res Kyoto 72: 37 - 44.

9. Krause A, Wepner F, Xie Y, Milit H., 2008. Wood protection with DMDHEU and its derivatives, In: Development of commercial wood preservatives, Ddited by Schultz, Militz, Freeman, Goodell, Nicholas, ACS

Symposium Series 982.

10. Mititz H., 1993. Treatment of timber with water soluble dimethylol resins to improve their dimensional stability

and durability, Wood Sci Technol 27: 347 - 355.

11. Militz H, Schaffert S, Peters B.C., Fitzgerald C.J., 2008. Termite resistance of DMDHEU - treated wood. Document IRG/WP 08 - 40401. Interantional Research Group on Wood Preservation, Stockholm.

12. Nguyễn Hồng Minh, 2008. Wood Modification with Hydrophobation Textile Finishing Agents. Sierke Verlag. Göttingen, Germany.

13. Nicholas D, Williams A., 1987. Dimensional stabilization of wood with dimethyloy compounds. Paper presented to the International Reearch Group (Stockholm) on Wood Protection, 18th Annual Meeting, Honey Harbour, Ontario, Canad, Doc. No. IRG/WP 3412.8pp.

14. Schaffert S, Nunes L, Krause A, Militz H., 2006. Resistance of DMDHEU treated pine wood aginst termite and fungi attack in field testing according to EN 252. Results after 30 months. Papwr presented to the International Research Group (Stockholm) on Wood Potection, 37th Annual meeting, Troms, Norway, Doc, No. IRG/WP 06 -40354.10pp.

15. Sanderman, W., Augustin, H., 1963: Chemical investigation on the thermal decomposition of wood - Part III: Chemical investigation on the course of decomposition, Holz als Roh - und Werkstoff 22(10): 377 - 86.

16. Yusuf S, Imamura Y, Takahashi M, and Minato K., 1995. Properties Enhacement of LVLs Modified with Some cross - linking Agents.

17. Yusuf S, Imamura Y, Takahashi M, and Minato K., 1995. Biological resistance of wood chemicaaly modified with non - formaldehyde cross - linking agents. Mokuzai Gakkaishi 4192): 163 - 169.

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

6

PDF Tải xuống

1

Cách trích dẫn

[1]
Minh , N.H. và Phong, H.V. 2024. ĐỘ BỀN VÁN MỎNG GỖ BẠCH ĐÀN UROPHYLLA VÀ GỖ KEO TAI TƯỢNG BIẾN TÍNH BẰNG N - METHYLOL VÀ DẦU VỎ HẠT ĐIỀU CHỐNG LẠI MỐI NHÀ Coptotermes formosanus Shiraki. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết