NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VÁN DĂM SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU GỖ CÂY HÔNG VÀ KEO PMDI


Các tác giả

  • Phạm Văn Tiến Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Hồng Minh Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Đặng Đức Việt Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Ván dăm, gỗ hông, Paulownia tomentosa

Tóm tắt

Công nghiệp sản xuất ván dăm đã và đang phát triển không ngừng trong
những thập kỷ qua. Sản phẩm ván dăm công nghiệp đang là nguyên liệu
thay thế gỗ xẻ trong sản xuất đồ nội thất và xây dựng. Hiện nay, trên thế
giới đang có xu hướng mới trong ngành công nghiệp sản xuất ván dăm
nhằm sử dụng nguyên liệu từ những nguyên vật liệu nhẹ nhưng vẫn giữ
được độ bền và độ thẩm mỹ của ván. Loài cây gỗ hông (Paulownia
tomentosa) được biết đến với tốc độ sinh trưởng nhanh và khối lượng thể
tích thấp khoảng 350 kg/m3 có thể trở thành nguyên liệu tiềm năng cho
công nghiệp sản xuất ván dăm. Trong nghiên cứu này, ván dăm được sản
xuất từ dăm cây gỗ hông được trồng tại phía Tây nước Đức và dăm gỗ công
nghiệp sử dụng keo gốc isocinate. Dăm gỗ hông được trộn theo tỷ lệ 100%,
66%, 33%, 0% cùng với với dăm gỗ công nghiệp nhằm đánh giá khả năng
ảnh hưởng dăm gỗ cây hông tới tính chất cơ lý của ván. Ván dăm được
sản xuất tại phòng thí nghiệm trường Đại học Goettingen, CHLB Đức với
cấp khối lượng thể tích là 350 kg/m3 500 kg/m3 650 kg/m3. Nghiên cứu sẽ
sử dụng tiêu chuẩn EN 310, EN 317, EN 319 của Châu Âu áp dụng cho ván
nhân tạo để xác định tính chất cơ lý của ván như modul biến dạng, modul
đàn hồi, độ bền dán dính của keo, độ hút nước và trương nở.

Tài liệu tham khảo

1. Akyildiz, M. H. and H. S. Kol, 2010. Some technological properties and uses of paulownia (Paulownia tomentosa Steud.) wood,. Journal of Environmental Biology.

2. Barton, I. L., I. D. Nicholas and C. E. Ecroy, 2007. Paulownia.

3. Clad, W., 1967. Phenolic-formaldehyde condenstates as adhesives for particleboard manufacture.

4. FAO, 2012.

5. Frazier, C. E., 2003. Isocyanate wood binders.

6. Heebink, B. G., W. F. Lehmann and F. V. Hefty, 1972. Reducing particleboard pressing time.

7. Istek, A. and H. Siradag, 2013. The effect of density on particleboard properties.

8. Kelly, M. W., 1977. Critical literature review of relationships between processing parameters and physical properties of particleboard.

9. Loh, Y. W., P. S. Lee, S. H. Lum and C. K. Tan, 2010. Properties of particleboard produced from admixture of rubberwood and mahang species. Asian Journal of Applied Sciences: 1 - 5.

10. Medved, S., M. D. Popovic, A. Antonovic and V. Jambreakovic, 200). Dimensional Stability of Particle board.

11. Post, P. W., 1961. "Relationship of flake size and resin content to mechanical and dimensional properties of flakeboard.

12. Rowell, R. M., 2005. Handbook of Wood Chemistry and Wood Composites.

13. Shuler, C. E., 1974. Pilot study of the use of pulpwood chipping residue for producing particleboard in Maine.

14. Stegmann, G. and J. Durst, 1964. Particleboard form beech wood.

15. Stewart, H. A. and W. F. Lehmann, 1974. Cross-grain cutting with segmented helical cutters produces good surface and flakes.

16. Vital, B. R., W. F. Lehmann and R. S. Boone, 1974. How species and board densities affect properties of exotic hardwood particleboards.

Tải xuống

Số lượt xem: 9
Tải xuống: 6

Đã xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Tiến, P.V., Minh , N.H. và Việt , Đặng Đức 2024. NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VÁN DĂM SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU GỖ CÂY HÔNG VÀ KEO PMDI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả