ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN CẤP MỨC ĐỘ THOÁI HÓA ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở TỈNH LAI CHÂU, VIỆT NAM


Các tác giả

  • Tạ Văn Hân Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Nguyễn Thùy Mỹ Linh
  • Lê Văn Thành
  • Phạm Ngọc Thành
  • Đoàn Thanh Tùng
  • Hà Văn Năm
  • Nguyễn Xuân Đài
  • Hà Đình Long
  • Đặng Quang Hưng
  • Trương Quang Trí
  • Lê Thị Thu Hằng
  • Đỗ Thị Kim Nhung
DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.999

Từ khóa:

Vùng Tây Bắc, xói mòn đất, khô hạn, phục hồi đất

Tóm tắt

Đất lâm nghiệp ở nhiều vùng đang phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng do thoái hóa đất, tác động to lớn đến an toàn hệ sinh thái, an sinh xã hội, an ninh lương thực và phát triển bền vững. Tây Bắc là một trong bốn vùng trọng điểm về sa mạc hoá của Việt Nam. Nghiên cứu thực hiện tại tỉnh Lai Châu, các loại hình thoái hóa đất lâm nghiệp được đánh giá và phân cấp theo bốn mức độ khác nhau là (i) thoái hóa nhẹ; (ii) thoái hóa trung bình; (iii) thoái hóa nặng; và (iv) không thoái hoá. Phương pháp chồng xếp bản đồ chuyên đề: đất bị xói mòn do mưa, đất bị khô hạn và đất bị suy giảm độ phì được sử dụng. Kết quả cho thấy, đất lâm nghiệp của tỉnh Lai Châu (năm 2022) bị xói mòn do mưa ở mức trung bình chiếm ưu thế (211.226,51 ha), trong khi hai loại hình còn lại phần lớn đất có biểu hiện thoái hóa nhẹ (379.534,20 ha đất bị khô hạn nhẹ và 156.567,45 ha đất bị suy giảm độ phì nhẹ). Theo đó, tổng diện tích đất bị thoái hóa nhẹ là 204.812,98 ha (chiếm 42,07%), đất bị thoái hóa trung bình là 148.391,93 ha (chiếm 30,48%), và đất bị thoái hóa nặng là 64.721,68 (chiếm 13,29%), đất không bị thoái hóa là 68.946,95 ha (chiếm 14,16%). Trên 80% diện tích đất lâm nghiệp của các huyện/thành phố đều bị thoái hóa ở các mức độ khác nhau. Việc xác định mức độ thoái hóa là cần thiết để đề xuất các biện pháp tác động phù hợp, tăng hiệu quả phục hồi và sử dụng bền vững đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2021. Công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai cả nước, các vùng kinh tế - xã hội. Quyết định số 1432/QĐ-BTNMT ngày 21/7/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2024. Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất. Thông tư 11/2024/TT-BTNMT ngày 31/7/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2024. Phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai 2023. Quyết định số 3411/QĐ-BTNMT ngày 24/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

FAO, 2020. Global Symposium on Soil Erosion. Food and Agricultural Organization of the United Nations (FAO). Accessed 20 October 2020.

Mô hình số độ cao, 2021. www.USGS.gov. Ngày truy cập: 20/9/2022.

Nguyễn Trọng Hà, 1996. Xác định các yếu tố gây xói mòn và khả năng dự báo xói mòn trên đất dốc. Luận án Phó Tiến sĩ KH-KT, Trường Ðại học Thủy lợi, Hà Nội.

Nguyễn Văn Dũng và Nguyễn Đình Kỳ, 2012. Đánh giá định lượng xói mòn đất đồi núi vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh bằng phương trình mất đất phổ dụng và hệ thống thông tin địa lý. Tạp chí các khoa học về trái đất, Nhà xuất bản Viện KH&CN Việt Nam, tập 34, số 1, trang 31 - 37.

Nguyễn Văn Khiết, 2014. Nghiên cứu xác định vai trò của một số yếu tố liên quan đến xói mòn đất ở nước ta. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 1/2014, trang 3145-3153.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6498:1999 (ISO 11261 : 1995) về chất lượng đất - xác định nitơ tổng - phương pháp Kendan (Kjeldahl) cải biên.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6860:2001 (ISO 11272:1998) về chất lượng đất - Xác định khối lượng theo thể tích nguyên khối khô.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5979:2007 (ISO 10390 : 2005) về Chất lượng đất - Xác định pH.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8568:2010 về Chất lượng đất - Phương pháp xác định dung lượng cation trao đổi (CEC) - Phương pháp dùng amoni axetat.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8660:2011 về Chất lượng đất - Phương pháp xác định kali tổng số.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8940:2011 về Chất lượng đất - Xác định phospho tổng số - Phương pháp so màu.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8941:2011 về Chất lượng đất - Xác định các bon hữu cơ tổng số - Phương pháp Walkley Black.

UBND tỉnh Bắc Kạn, 2015. Báo cáo tổng hợp kết quả dự án điều tra thoái hóa đất tỉnh Bắc Kạn.

UBND tỉnh Hòa Bình, 2017. Báo cáo kết quả dự án điều tra thoái hóa đất kỳ đầu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

UBND tỉnh Lai Châu, 2019. Báo cáo kết quả dự án điều tra, đánh giá thoái hóa đất kỳ đầu tỉnh Lai Châu.

UBND tỉnh Lai Châu, 2021. Điều kiện tự nhiên. Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu. https://laichau.gov.vn/gioi-thieu/dieu-kien-tu-nhien/dia-hinh.html. Ngày đăng: 12 tháng 3 năm 2021.

UBND tỉnh Sơn La, 2017. Báo cáo tổng hợp nhiệm vụ điều tra thoái hóa đất kỳ đầu tỉnh Sơn La.

Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, 2022. Bộ tiêu chí đánh giá, phân cấp mức độ thoái hóa đất lâm nghiệp cho 4 tỉnh vùng Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu).

Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, 2022. Báo cáo thuyết minh bản đồ thoái hóa đất 4 tỉnh vùng Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) năm 2022.

Wischmeier, W. H. and Smith D. D., 1978. Predicting Rainfall Erosion Losses: A Guide to Conservation Planning. Agriculture Handbook No. 537. USDA/Science and Education Administration, US. Govt. Printing Office, Washington, DC. 58pp

Đã xuất bản

27-12-2024

Số lượt xem tóm tắt

1

PDF Tải xuống

Cách trích dẫn

[1]
Tạ Văn Hân, Nguyễn Thùy Mỹ Linh, Lê Văn Thành, Phạm Ngọc Thành, Đoàn Thanh Tùng, Hà Văn Năm, Nguyễn Xuân Đài, Hà Đình Long, Đặng Quang Hưng, Trương Quang Trí, Lê Thị Thu Hằng và Đỗ Thị Kim Nhung 2024. ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN CẤP MỨC ĐỘ THOÁI HÓA ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở TỈNH LAI CHÂU, VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. (tháng 12 2024). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.999.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả