ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI CHÒ NƯỚC (Platanus kerrii Gagnep) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THƯỢNG TIẾN, HÒA BÌNH


Các tác giả

  • Phan Văn Mùi
  • Phí Hồng Hải
  • La Ánh Dương Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
  • Doãn Hoàng Sơn
  • Hà Huy Nhật
  • Đồng Thị Ưng
DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.992

Từ khóa:

Chò nước, đặc điểm lâm học, Hòa Bình, khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, phân bố

Tóm tắt

Chò nước (Platanus kerrii Gagnep) có tên khác là Ba len, Chò ổi, Tiêu huyền. Là cây gỗ lớn có giá trị khoa học, giá trị y học, giá trị bảo tồn cao và có tiềm năng kinh tế lớn về y học. Kết quả điều tra tại khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, Hòa Bình cho thấy Chò nước phân bố ở độ cao từ 252m đến 287m, chủ yếu trong rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và tham gia vào tầng vượt tán. Mật độ tầng cây cao của lâm phần có Chò nước phân bố dao động từ 280 cây/ha đến 310 cây/ha, đường kính D1.3 trung bình có sự dao động lớn, từ 31,1cm đến 43,4cm, chiều cao vút ngọn trung bình từ 16,5m đến 19,8m. Cây Chò nước có mật độ từ 55 cây/ha đến 70 cây/ha và tham gia vào công thức tổ thành tầng cây cao. Mật độ cây tái sinh của lâm phần từ 2.800 cây/ha đến 3.280 cây/ha. Chất lượng cây tái sinh của lâm phần hầu hết là tốt với tỷ lệ cao nhất tại OTC HB.02 với 68,3%. Chò nước chủ yếu là tái sinh hạt, cây con tái sinh phân tán ven bờ các con suối.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Tiến Bân, 2003; 2005. Danh lục các loài thực vật Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Bộ Khoa học Công nghệ, 2007. Sách đỏ Việt Nam, phần Thực vật. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật, Hà Nội, 302-303.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2018. Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018, về Quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2023. Thông tư 16/2023/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2023 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018, về Quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

Daniel Marmillod, 1982. Methodology and results of studies on the composition and structure of a terrace forest in Amazonia. Doctorate. Georg - August - Universität Göttingen., Göttingen.

Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. NXB ĐHQG Hà Nội. 171 trang

Thomas N. Taylor, Edith L. Taylor, Michael Krings, 2009. Flowering plants. Biology and Evolution of Fossil Plants, Paleobotany (Second Edition), 873–874.

Thuc Dinh Ngoc, Hanh Ngo Thi My, 2018. Isolation and characterization of triterpenes from the stem bark of Platanus kerrii Gagnep. and anticancer activity, The Pharmaceutical and Chemical Journal, 2018, 5(3):80-85.

Thái Văn Trừng, 1978. Thảm thực vật rừng Việt Nam. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

E. A. Wheeler, 1995. Wood Of Platanus Kerrii, IAWA Journal, Vol. 16 (2): 127-132.

Đã xuất bản

10-12-2024

Số lượt xem tóm tắt

1

PDF Tải xuống

Cách trích dẫn

[1]
Phan Van Mui, P.M., Phi Hong Hai, H.H., La Ánh, D., Doan Hoang Son, H.S., Ha Huy Nhat, H.N. và Dong Thi Ung, T.U. 2024. ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI CHÒ NƯỚC (Platanus kerrii Gagnep) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THƯỢNG TIẾN, HÒA BÌNH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. (tháng 12 2024). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.992.

Số

Chuyên mục

Bài viết