MỘT SỐ DẪN LIỆU VỀ ĐẶC SINH HỌC VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG QUẦN THỂ LOÀI SÂU XANH ĂN LÁ BỒ ĐỀ (Syntypistis sp.) TẠI PHÚ THỌ


Các tác giả

  • Bùi Quang Tiếp Trung tâm Nghiên cứu Bảo vể rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trần Viết Thắng
  • Trần Thanh Trăng
  • Trần Anh Tuấn
  • Vũ Văn Lợi
  • Phùng Xuân Dũng
DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.973

Từ khóa:

Đặc điểm sinh học, mật độ quần thể, Sâu xanh ăn lá bồ đề

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu từ tháng 3/2023 đến tháng 7/2024 tại Trung tâm nghiên cứu Bảo vệ rừng ở điều kiện nhà lưới (nhiệt độ trung bình: ttb= 27,8oC, độ ẩm trung bình: RHtb=76,4%), phòng thí nghiệm (nhiệt độ trung bình: ttb = 27oC, độ ẩm trung bình RHtb = 75%) đã xác định được một số dẫn liệu về đặc điểm hình thái, sinh học và diễn biến mật độ quần thể loài Sâu xanh ăn lá bồ đề như sau: Sâu xanh ăn lá bồ đề có 4 giai đoạn phát triển (Trưởng thành, trứng, sâu non và nhộng). Thời gian hoàn thành vòng đời của Sâu xanh ăn lá bồ đề trung bình 34,2 ± 4,7 ngày. Trong đó trưởng thành cái tiền đẻ trứng là 2,8 ± 0,3 ngày, trứng là 4,6 ± 0,6 ngày, sâu non là 16,8 ± 2,1 ngày, tiền nhộng là 2,1 ± 0,4 ngày và nhộng là 7,9 ± 1,3 ngày. Sâu xanh ăn lá bồ đề là loài Syntypistis sp.. Điều tra đánh giá sự biến động mật độ quần thể loài Sâu xanh ăn lá bồ đề ngoài hiện trường ở lâm phần rừng bồ đề (≤ 3 năm tuổi và > 3 năm tuổi) ở huyện Tân Sơn (xã Thu Cúc và Đồng Sơn) và huyện Thanh Sơn (xã Thượng Cửu) từ tháng 3/2023 đến tháng 2/2024 cho thấy từ tháng 5 đến tháng 7 là thời điểm giai đoạn sâu non Sâu xanh ăn lá bồ đề có xu hướng phát triển mạnh và có mật độ quần thể cao nhất vào tháng 8.

Tài liệu tham khảo

Đinh Sỹ Bằng, Vũ Biệt Linh, Phạm Quang Lãng, Đoàn Bổng, Bùi Minh Vũ, Hoàng Xuân Tý, 1992. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài “Chiến lược phát triển gỗ bồ đề cho sản xuất diêm của nhà máy Diêm Thống Nhất”.

Cai R.Q., 1979. Economic Insects Fauna of China. Fase.16. Lepidoptera: Notodontidae. Beijing: Science Press, 1- 166.

Chi cục Trồng trọt và BVTV Phú Thọ, 2022. Công văn số 242/TT&BVTV ngày 04/7/2022 về việc phòng trừ sâu hại trên cây lâm nghiệp.

Lâm Công Định, 1964. Trồng rừng Bồ đề. Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp.

Trần Ngọc Đóa, Dương Thị Ngà, Đào Thị Hằng, Phạm Văn Lầm, Trần Quyết Tâm, 2021. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển và khả năng sinh sản của Sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda J.E.Smith) (Lepidoptera: Noctuidae). Tạp chí Bảo vệ thực vật, 6: 27- 33.

Trần Minh Đức, 2007. Thành phần, phân bố và đặc điểm sinh học của ong ăn lá thông (họ Diprionidae) ở khu vực miền Nam Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

Lê Nam Hùng, 1983. Sâu xanh Fentonia (Lepid Notodonitdae) hại Bồ đề và biện pháp phòng trừ. Luận án phó tiến sỹ, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Schintlmeister A., 1989. Zoogeographie der palearktischen Notodontidae (Lepidoptera). New Ent. Nachr., 25: 1- 117.

Schintlmeister A., 1992. Die Zahnspinner Chinas (Lepidoptera, Notodontidae). Nachr. Entomol. Ver. Apollo, Frankfurt/Main, Suppl. 11:1 – 343.

Schintlmeister A., 1997. Moths of Vietnam with special reference to Mt. Fan-si-pan. Family: Notodontidae. Entomofauna, Supple, 9: 33-248.

Schintlmeister A., Fang C.L., 2001. New and less known Notodontidae from main land China (Lepidoptera, Notodontidae). New Ent. Nachr., 50: 1 - 141.

TCVN 8927: 2023. Tiêu chuẩn quốc gia phòng, chống sâu hại cây rừng- hướng dẫn chung.

Viện điều tra quy hoạch, 1975. Tài liệu bước đầu về điều tra co bản côn trùng rừng trồng cây Mỡ và Bồ đề - Một số đặc tính sinh thái của 2 loài sâu hại chính.

Wu C.S., Fang C.L., 2003. A review of the genus Syntypistis Turner in China (Lepidoptera: Notodontidae). Acta Entomologica Sinica, 46 (3): 351 – 358.

Yang J.K., 1995. Lepidoptera: Notodontidae. In: Zhu T ed. Insects and macrofungi of Gutianshan, Zhejiang, Hanhzhou: Zhejiang Science and Technology Publishing House, 159 - 164

Tải xuống

Đã xuất bản

21-10-2024

Số lượt xem tóm tắt

0

PDF Tải xuống

2

Cách trích dẫn

[1]
Bùi, Q.T., Trần, V.T., Trần, T.T., Trần, A.T., Vũ, V.L. và Phùng , X.D. 2024. MỘT SỐ DẪN LIỆU VỀ ĐẶC SINH HỌC VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG QUẦN THỂ LOÀI SÂU XANH ĂN LÁ BỒ ĐỀ (Syntypistis sp.) TẠI PHÚ THỌ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 6 (tháng 10 2024). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.973.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.