NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH RỪNG SẾN MẬT TAM QUY, HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH THANH HÓA


Các tác giả

  • Nguyễn Hoàng Tiệp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Thế Đại Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng KHLN Thanh Hóa

Từ khóa:

Lim xanh, Sến mật, sinh trưởng, tái sinh

Tóm tắt

Sến mật (Madhuca pasquieri) là cây bản địa đa tác dụng, có giá trị kinh tế cao, rất hiếm gặp quần thể tương đối thuần loài trong tự nhiên. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên số liệu thu thập từ 54 ô tiêu chuẩn có diện tích 1000m2 (40 ´ 25m) trên 3 trạng thái rừng: Rừng Sến mật tương đối thuần loài, rừng Sến mật - Lim xanh và rừng Lim xanh - Sến mật. Trong mỗi ô tiêu chuẩn bố trí 5 ô dạng bản kích thước 25m2 (5 ´ 5m) để nghiên cứu cây tái sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy Sến mật là loài chiếm ưu thế với tỷ lệ tổ thành khá cao từ 63,7 - 68,9%. Bên cạnh đó Lim xanh là loài luôn xuất hiện cùng Sến mật với tỷ lệ tổ thành từ 5,5 - 34,7%. Số lượng loài cây gỗ trong hệ sinh thái rừng này khá thấp, chỉ từ 3 - 8 loài. Mặc dù Lim xanh không chiếm ưu thế về số lượng, nhưng với đặc điểm có chiều cao vượt trội và diện tích tán lớn gấp 3 lần các loài khác, loài Lim xanh đang tạo ra những ảnh hưởng nhất định về chế độ ánh sáng, không gian sinh dưỡng và sinh trưởng của các loài cây khác trong rừng, đặc biệt là Sến mật. Mật độ cây tái sinh dao động từ 2.910 - 3.131 cây/ha, trong đó số lượng cây tái sinh loài Sến mật là nhiều nhất nhưng đa phần là cây mạ, ít cây tái sinh triển vọng. Số cây tái sinh triển vọng chủ yếu là loài Lim xanh. Cần có các biện pháp hỗ trợ, xúc tiến tái sinh loài Sến mật để duy trì sự ổn định của hệ sinh thái rừng

Tài liệu tham khảo

1. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000. Thực vật rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Dự án Hỗ trợ Chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam-Pha II, 2007. Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam.

Nhà xuất bản Bản đồ.

3. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001. Một số vấn đề lâm sinh trong bảo tồn nguồn gen cây rừng tự nhiên. Trong:

Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Hoàng Nghĩa (chủ biên), Nghiên cứu rừng tự nhiên, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội:

- 135.

Tải xuống

Số lượt xem: 10
Tải xuống: 8

Đã xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Tiệp, N.H. và Đại, N.T. 2024. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH RỪNG SẾN MẬT TAM QUY, HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH THANH HÓA. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả