ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI DAO KHAI THÁC DƯỢC THẢO TẠI HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thu Huyền UNDP - Hà Nội - Việt Nam
  • Lý Tà Nái Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang
  • Phạm Văn Điển 3 Bộ Nông nghiệp và PTNT

Từ khóa:

Hộ gia đình người Dao,, dược thảo, xã Hồ Thầu - huyện Hoàng Su Phì - tỉnh Hà Giang

Tóm tắt

Bài báo tập trung vào việc phân tích một số đặc điểm của hộ gia đình dân tộc Dao khai thác dược thảo từ rừng tại xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Số liệu điều tra được thực hiện trong năm 2017 đối với 30 hộ gia đình có hoạt động khai thác từ 1 đến 6 loài dược thảo. Việc phân tích số liệu được thực hiện bằng phân tích định tính kết hợp với phân tích thống kê, sử dụng các sơ đồ nhánh (cluster dendrogram), kỹ thuật mô tả không gian đa chiều (multi-dimentional scaling), biểu đồ tán xạ (scatter chart) và sơ đồ cây liên kết (linktree). Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự khác biệt về đặc điểm khai thác dược thảo của các hộ gia đình là lớn hơn so với sự khác biệt về đặc điểm giữa các hộ gia đình với nhau. Có mối liên hệ rõ rệt giữa số lao động với số nhân khẩu, tổng diện tích đất của hộ với số nhân khẩu, sản lượng khai thác dược thảo với diện tích rừng trồng của hộ gia đình, số hộ trồng với số hộ sơ chế, bảo quản; giữa số hộ khai thác ở rừng tự nhiên với diện tích dự kiến trồng; thu nhập trung bình của hộ gia đình (HGĐ) với diện tích khai thác ở rừng tự nhiên. Với mức độ tương đồng là 80%, các hộ gia đình có thể được chia thành 7 nhóm (sử dụng 3 hoặc 11 tiêu chí), 2 nhóm (sử dụng 8 tiêu chí). Sự khác biệt giữa các nhóm HGĐ chịu sự chi phối của ba yếu tố chính là sản lượng khai thác, diện tích rừng trồng và số tiền thu được từ khai thác dược thảo. Với những kết quả đạt được, bài báo có ý nghĩa tham khảo cho việc tổ chức liên kết hộ trong khai thác dược thảo dựa trên sự tương đồng về đặc điểm của nhóm hộ gia đình.

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Văn Điển, Phạm Xuân Hoàn, Phạm Đức Tuấn, 2009. Phát triển cây lâm sản ngoài gỗ. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Tài chính, Hà Nội.

3. Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngô Kim Khôi, 2006. Phân tích thống kê trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Hamed Taherdoost, 2016. Sampling methods in research methodology; How to choose a sampling technique for research. International Journal of Academic Research in Management. Volume V, Pages 18 - 27. Switzerland.

5. Herman Haeruman Js, 1995. Environmental dimensions of Non-wood Forest products. Report of the international Expert Consultation on Non - Wood Forest Products. Rome.

6. FAO, 1995. Non-wood Forest products. Volume 3. Rome.

7. Godoy, R., Lubowski, R. & Markandya, A, 1993. A method for the economic valuation of non-timber tropical forest products. Econ Bot 47, 220 - 233. https://doi.org/10.1007/BF02862288.

8. K. Robert Clarke, Paul J. Somerfield, Raymond N. Gorley, 2008. Testing of null hypotheses in explorartory community analyses: similarity profiles and biota-environmental linkage. Journal of experimental marine biology and ecology. 366 56 - 69.

9. William G. Cochran, 1991. Sampling techniques, 3th edition, 448 pages, USA

Tải xuống

Số lượt xem: 5
Tải xuống: 3

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Huyền, N.T.T., Nái, L.T. và Điển, P.V. 2024. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI DAO KHAI THÁC DƯỢC THẢO TẠI HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết