KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA KEO LAI TAM BỘI TRONG KHẢO NGHIỆM DÒNG VÔ TÍNH TẠI BẮC GIANG VÀ QUẢNG TRỊ


Các tác giả

  • Trần Hoàng Gia Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Đức Kiên Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
  • Bùi Mạnh Hưng Trường Đại học Lâm nghiệp
  • Dương Hồng Quân Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.956

Từ khóa:

Chọn tạo giống, sinh trưởng nhanh, chất lượng thân cây

Tóm tắt

Việc mở rộng nhanh chóng về quy mô trồng rừng sản xuất trong nước những năm gần đây dẫn đến việc rừng trồng keo ở nước ta đang phải đối mặt với nguy cơ cao về dịch bệnh, đặc biệt là bệnh chết héo (Ceratocystis sp.) và bệnh phấn hồng (Corticium salmonicolor). Do đó, đòi hỏi công tác chọn tạo giống keo cần tiếp tục được thực hiện nhằm tạo ra những giống tốt, có khả năng hạn chế những rủi ro cho rừng trồng keo sau này. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm chọn lọc được các dòng keo lai tam bội sinh trưởng nhanh, hình dạng thân đẹp phục vụ trồng rừng. Nghiên cứu được tiến hành trên 2 khảo nghiệm dòng vô tính tại Yên Thế, Bắc Giang và Cam Lộ, Quảng Trị, bao gồm các dòng keo lai tam bội mới chọn lọc và đối chứng là các giống keo lai đã được công nhận. Đánh giá sinh trưởng đã được thực hiện trên 2 khảo nghiệm dòng vô tính tại Yên Thế ở thời điểm 62 tháng tuổi và tại Cam Lộ ở thời điểm 57 tháng tuổi. Tại Yên Thế: có sự sai khác rõ rệt giữa các dòng về các chỉ tiêu sinh trưởng cũng như các chỉ tiêu chất lượng thân cây nhưng không có sự khác biệt về tỷ lệ sống; D1,3 trung bình là 12,27 cm, Hvn và V tương ứng là 14,17 m và 113,20 dm3/cây; về năng suất, dòng X201, X205, X102, X101 và X801 có năng suất từ 21,60 - 28,38 m3/ha/năm, vượt trội hơn so với các dòng khác tham gia khảo nghiệm. Mặt khác, năng suất của các dòng này cũng lớn hơn hoặc tương đương so với các giống được công nhận như BV10 và BV16, đồng thời có các chỉ tiêu chất lượng tốt nhất. Tại Cam Lộ: tỷ lệ sống trung bình đạt 69,60%; D1,3 trung bình đạt 9,63 cm; Hvn và V trung bình tương ứng đạt 12,24 m và 53,50 dm3/cây; có sự sai khác rõ rệt về các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng thân cây; các dòng X201, X801, X102, X1117, X1141 có năng suất từ 24,62 - 31,83 m3/ha/năm, cao nhất trong khảo nghiệm. Những kết quả của nghiên cứu chọn giống tam bội là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển tài nguyên rừng bền vững trong tương lai.

Tải xuống

Đã xuất bản

18-09-2024

Số lượt xem tóm tắt

1

PDF Tải xuống

1

Cách trích dẫn

[1]
Gia, T.H., Nguyễn Đ, K., Bùi Mạnh, H. và Dương Hồng, Q. 2024. KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA KEO LAI TAM BỘI TRONG KHẢO NGHIỆM DÒNG VÔ TÍNH TẠI BẮC GIANG VÀ QUẢNG TRỊ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 9 2024). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.956.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.