NGHIÊN CỨU CHỌN GIỐNG BẠCH ĐÀN LAI MỚI SINH TRƯỞNG NHANH PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG GỖ LỚN TẠI THU ẬN CHÂU, SƠN LA


Các tác giả

  • Đỗ Hữu Sơn Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Lã Trường Giang Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Ngô Văn Chính Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Đức Kiên Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Hữu Sỹ Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Cấn Thị Lan Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Dương Hồng Quân Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Đỗ Thanh Tùng Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Bạch đàn lai, chất lượng thân cây, dòng vô tính, sinh trưởng

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, chất lượng thân cây và chọn lọc được các dòng bạch đàn lai mới có triển vọng phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở vùng Tây Bắc Bộ. Nghiên cứu được tiến hành trên khảo nghiệm dòng vô tính bạch đàn lai gồm 40 dòng, trồng năm 2019 tại Thuận Châu, Sơn La. Kết quả đánh giá ở giai đoạn 36 tháng tuổi cho thấy có sự sai khác rõ rệt về các chỉ tiêu sinh trưởng, chất lượng thân cây và tỷ lệ sống giữa các dòng vô tính. Nhóm các dòng sinh trưởng tốt nhất trong khảo nghiệm là UP164, UP434, UP438, UP190, UP223, UP425, UP433, UP435, UP236 và UP432 với thể tích thân cây trung bình đạt 67,5 dm 3 /cây, vượt 43,9% so với trung bình chung của khảo nghiệm, vượt 115,6% so với giống đối chứng U6. Dựa vào năng suất đã chọn ra được 10 dòng bạch đàn lai bao gồm UP434, UP438, UP164, UP223, UP425, UP190, UP97, UP236, UP435 và UP433 có năng suất trung bình là 30,0 m 3 /ha/năm vượt 44,9% so với trung bình toàn thí nghiệm. Các dòng này đồng thời có thân thẳng, cành nhánh nhỏ với chỉ tiêu chất lượng thân cây tổng hợp tương đối cao, từ 3,7 đến 4,0 điểm. Đây là những dòng rất có triển vọng để công nhận giống mới phục vụ trồng rừng gỗ lớn tại vùng Tây Bắc

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Tiến Hinh, 2012. Điều tra rừng (Giáo trình dùng cho sau đại học). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 204 trang.

2. Lê Đình Khả, 2003. Chọn tạo và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ lực ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2010. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu chọn các dòng keo và bạch đàn chống chịu bệnh có năng suất cao phục vụ trồng rừng kinh tế” giai đoạn 2006-2010. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

4. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2015. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu chọn các dòng keo và bạch đàn chống chịu bệnh có năng suất cao phục vụ trồng rừng kinh tế” giai đoạn 2011-2015. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

5. Đỗ Hữu Sơn, 2021. Báo cáo sơ kết đề tài, đề tài “Nghiên cứu chọn giống bạch đàn để trồng rừng gỗ lớn cho vùng cao Tây Bắc” giai đoạn 2019-2023. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

6. Hà Huy Thịnh, 2010. Báo cáo tổng kết đề tài giai đoạn 2006-2010, đề tài “Nghiên cứu cải thiện giống nhằm tăng năng suất, chất lượng cho một số loài cây trồng rừng chủ lực”. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

7. Hà Huy Thịnh, 2015. Báo cáo tổng kết đề tài giai đoạn 2011-2015, đề tài “Nghiên cứu cải thiện giống nhằm tăng năng suất, chất lượng cho một số loài cây trồng rừng chủ lực”. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

8. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2022. Giới thiệu một số giống và tiến bộ kỹ thuật đã được công nhận. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Williams ER, Matheson AC, Harwood CE, 2002. Experimental Design and Analysis for Tree Improvement, 2nd edition. CSIRO publishing, Canberra. ISBN 978-0-643-09013-2.

Tải xuống

Số lượt xem: 8
Tải xuống: 1

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Sơn, Đỗ H., Giang, L.T., Chính, N.V., Kiên, N. Đức, Sỹ, N.H., Lan, C.T., Quân, D.H. và Tùng, Đỗ T. 2024. NGHIÊN CỨU CHỌN GIỐNG BẠCH ĐÀN LAI MỚI SINH TRƯỞNG NHANH PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG GỖ LỚN TẠI THU ẬN CHÂU, SƠN LA. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 6 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>