ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÁC GIỐNG TRÀM (Melaleuca) Ở THẠNH HÓA - LONG AN


Các tác giả

  • Phạm Thế Dũng Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

Từ khóa:

Mật độ, sinh trưởng,, xuất xứ, tràm melaleuca

Tóm tắt

Mật độ trồng rừng có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng cây trồng và chi phí trồng rừng. Tuy nhiên, tùy theo mục đích trồng, quy cách sản phẩm gỗ và chu kỳ nuôi rừng mà lựa chọn mật độ trồng thích hợp nhất. Cây tràm trồng với mục đích cung cấp cừ (dài 4m và đường kính đầu nhỏ > 4cm) người ta đã trồng tới gần 40.000 cây /ha đối với giống tràm nội địa. Từ năm
1994, nhiều giống tràm nhập nội từ Ôxtrâylia đã được trồng thử nghiệm ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhìn chung, các giống tràm này có sinh trưởng nhanh. Bài viết này giới thiệu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của các loài và các giống tràm nhập nội đã qua khảo nghiệm so với các
giống tràm nội địa để bạn đọc tham khảo. Kết quả cho thấy: với mục tiêu trồng rừng lấy cừ, mật độ trồng các loài tràm nhập nội (M.leucadendra và M.viridiflora) nên từ khoảng 6666 cây/ha đến 10000 cây/ha. Còn đối với tràm nội địa (M.cajuputy), mật độ trồng nên khoảng 20000 cây/ha. Thí
nghiệm cũng cho thấy sinh trưởng tốt nhất thuộc về loài M.leucadendra, kế tiếp là M. viridiflora, sau cùng là M. cajuputy.

Tài liệu tham khảo

1. Pham The Dung, F. Miyatake and M. Matsuda, 2002. The establish Melaleuca sustainable plantation in AgroForest cultivated system on acid sulphate soil in Mekong river delta of Vietnam. BIO-REFOR Proceedings of Seoul workshop, Seoul, Korea, 8-12 Oct.

2. Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình, 2001. Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp Việt Nam. Nxb Thống kê, Hà Nội.

Tải xuống

Số lượt xem: 13
Tải xuống: 5

Đã xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Dũng , P.T. 2024. ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÁC GIỐNG TRÀM (Melaleuca) Ở THẠNH HÓA - LONG AN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>