NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC DÒNG VÔ TÍNH KEO LÁ TRÀM SINH TRƯỞNG NHANH CHO VÙNG ĐÔNG NAM BỘ


Các tác giả

  • Nguyễn Đức Kiên Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Ngô Văn Chính Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
  • Dương Hồng Quân Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Dòng vô tính, hệ số di truyền theo nghĩa rộng,, Keo lá tràm,, sinh trưởng, tăng thu di truyền

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm chọn lọc được các giống Keo lá tràm có sinh trưởng nhanh, hình dạng thân đẹp phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở vùng Đông Nam Bộ. Nghiên cứu được tiến hành trên khảo nghiệm gồm 35 dòng vô tính, 30 dòng mới chọn lọc và 5 dòng đối chứng tại Bàu Bàng, Bình Dương. Kết quả đánh giá ở giai đoạn 36 tháng tuổi cho thấy có sự sai khác rõ rệt giữa các dòng vô tính về tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng thân cây. Các chỉ tiêu sinh trư ởng có hệ số di truyền theo nghĩa rộng (H 2 = 0,24 - 0,26) và hệ số biến động di truyền (CVG = 5,5 - 18,2%) cao hơn so với các chỉ tiêu chất lượng thân cây (H 2 = 0,12 - 0,15; CVG = 3,5 - 4,3). Tương quan kiểu gen giữa các chỉ tiêu sinh trưởng với chất lượng thân cây là thấp và không có ý nghĩa (Rg = 0,06 - 0,14). Tăng thu di truyền lý thuyết về các chỉ tiêu sinh trưởng đạt 7,1 - 24,7%. Căn cứ vào kết quả đánh giá đã chọn lọc được 3 dòng LT35, LT70 và LT74 đạt năng suất từ 26,6 đến 27,1 m 3 /ha/năm và vượt 37,2% so với trung bình khảo nghiệm đồng thời có thân thẳng, cành nhánh nhỏ phù hợp trồng rừng gỗ lớn

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2007. Quyết định số 3905/QĐ-BNN-KHCN, ngày 11/12/2007.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010. Quyết định số 3453/QĐ-BNN-TCLN, ngày 23/12/2010.

3. Cornelius, J., 1994. Heritabilities and additive genetic coefficients of variation in forest trees. Canadian Journal of Forest Research, 24(2): 372 - 379.

4. Phi Hong Hai, 2009. Genetic improvement of plantation-grown Acacia auriculiformis for sawn timber production. Doctoral Thesis. Swedish University of Agricultural Sciences, Uppsala.

5. Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 1998. Giáo trình Cải thiện giống cây rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp,

6. Lê Đình Khả, 2003. Chọn tạo và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ lực ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp - Hà Nội, 292 trang.

7. Mullin, T.J and Park, Y.S., 1992. Estimating genetic gains from alternative breeding strategies for clonal forestry. Canadia Journal of Forest Research, 22: 14 - 23.

8. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003. Phát triển các loài cây keo acacia ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp - Hà Nội.

9. Tarigan, M., Yuliarto, M., Gafur, A., Wong, C.Y., Sharma, M., 2016. Other Acacia species as a source of resistance to Ceratocystis. International Workshop on Ceratocystis in tropical hardwoo d plantations, Yogyakarta, Indonesia.

10. Williams, E,R,, Matheson, A,C, and Harwood, C,E, 2002. Experimental design and analysis for use in tree improvement, CSIRO publication, 174 pp, ISBN: 0 643 06259 9.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

18

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Kiên, N. Đức, Chính, N.V. và Quân, D.H. 2024. NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC DÒNG VÔ TÍNH KEO LÁ TRÀM SINH TRƯỞNG NHANH CHO VÙNG ĐÔNG NAM BỘ . TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 6 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>