Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình ở tỉnh Quảng Tr


Các tác giả

  • Nguyen Hoang Tiep Forest Economic Research Center;
  • Vo Dai Nguyen Silviculture Research Institute
  • Nguyen Cong Phuong Son Duong Forest Protection Department, Tuyen Quang province

Từ khóa:

Rừng trồng,, hộ gia đình, quản lý rừng bền vững, tỉnh Quảng Trị.

Tóm tắt

Quảng Trị là tỉnh có diện tích rừng trồng lớn và phong trào trồng rừng rất
phát triển, trong đó rừng trồng HGĐ chiếm tới 49% (54.929 ha) diện tích
rừng trồng của tỉnh. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh có 1 nhóm HGĐ với
diện tích 3.147,06 ha rừng được cấp CCR. Loài cây trồng rừng của HGĐ
chủ yếu là Keo lai và Keo tai tượng, các biện pháp kỹ thuật trồng và nuôi
dưỡng rừng có sự khác biệt giữa các HGĐ tham gia mô hình CCR QLRBV
theo nhóm hộ và các HGĐ không tham gia, đặc biệt là về mật độ trồng
rừng và tỉa thưa cũng như mục đích kinh doanh. Các HGĐ tham gia mô hình CCR theo nhóm hộ xử lý thực bì không đốt, trồng với mật độ thưa
hơn, chu kỳ kinh doanh dài hơn (7 - 10 năm) và tiến hành tỉa thưa 2 - 3 lần
để lấy gỗ lớn, trong khi các HGĐ không tham gia thì đốt thực bì, trồng
rừng mật độ dày, chu kỳ kinh doanh ngắn (4 - 5 năm) và không tỉa thưa để
lấy gỗ nhỏ. Trong mô hình CCR theo nhóm hộ đã có sự liên kết khá chặt
chẽ giữa các HGĐ với nhau để thực hiện trồng rừng theo các tiêu chuẩn
QLRBV của FSC và liên kết giữa nhóm HGĐ trồng rừng với các cơ sở chế
biến gỗ thông qua Hội/chi hội chủ rừng trong việc tiêu thụ sản phẩm rừng
trồng. Mô hình CCR theo nhóm HGĐ có hiệu quả kinh tế rừng trồng cao
hơn so với rừng trồng của các HGĐ không tham gia CCR. Để thúc đẩy
rừng trồng HGĐ tiếp tục phát triển cần phải thực hiện đồng bộ các giải
pháp từ nâng cao nhận thức, năng thực thực hiện và QLRBV cho đến các
chính sách hỗ trợ vận hành và duy trì CCR theo nhóm HGĐ, ứng dụng
KHCN trong trồng rừng,...

Tài liệu tham khảo

1. MARD, 2013. Decision No 1565/QD-BNN-TCLN dated 8/07/2013 approved forestry sector restructure program.

2. MARD, 2014. Circular No 38/2014/TT-BNNPTNT dated on 03/11/2014 introduced Guiding for Sustainable forest management plan.

3. MARD, 2015. Decision No 2810/QĐ-BNN-TCLN dated on 16/7/2015 Approved Action plan on Sustainable forest management and certification in period of 201 5 - 2020.

4. MARD, 2019. Decision No 2962/QĐ-BNN-TCLN dated on 30/7/2019 Issuing technical guidance on intensive plantation of large size timber and conversion of small size timber plantations tolarge size timber plantations for Acacia hybrid and Acacia mangium species.

5. Prime Minister, 2014. Decision No 2242/QĐ-TTg dated on 11/12/2014 approving the scheme for strengthening the management of exploitation of timber of natural forests for the period 2014 - 2020.

6. Hoang Lien Son and Vu Duy Hung, 2017. Model of linkages between households for FSC certification: Solutions to improve the efficiency of plantation along the value chain. Journal of Agriculture and Rural

Development, vol 3+4 2018.

7. Quang Tri People Committee 2019. Decision No 3570/QĐ-UBND dated on 23/12/2019 approving the plan to develop large size timber plantations in Quang Tri province in the period of 2019 - 2025, vision to 2030.

8. Godsey LD, 2008. Economic Budgeting for Agroforestry Practices. USA: University of Missouri Center for Agroforestry

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

0

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Tiep, N.H., Nguyen, V.D. và Phuong, N.C. 2024. Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình ở tỉnh Quảng Tr. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết