KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM MỞ RỘNG CÂY NHẬP NỘI (BẠCH ĐÀN, THÔNG, KEO) Ở VÙNG CAO MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC


Các tác giả

  • Bùi Trọng Thủy Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ
  • Nguyễn Công Phương Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ

Từ khóa:

Cây nhập nội, miền núi phía Bắc, khảo nghiệm,, vùng cao

Tóm tắt

Kết quả mở rộng cây nhập nội (bạch đàn, thông, keo) ở vùng cao (độ cao 700 - 1.200m) tại Yên Bái, Cao Bằng và Sơn La: cho thấy 2 loài Bạch đàn E. urophylla, E. grandis có triển vọng đối với tỉnh Cao Bằng và Yên Bái (sau 38 tháng trồng, tỷ lệ sống đạt 87,7 - 89,9%, năng suất đạt 12,18 -12,59 m3/ha/năm); loài Thông caribê có triển vọng cả 3 tỉnh (sau 38 tháng trồng tỷ lệ sống đạt 86,6 - 89,3%, năng suất 0,47 - 1,07 m3/ha/năm); Keo lai có triển vọng đối với tỉnh Cao Bằng (sau 38 tháng tuổi tỷ lệ sống đạt 84,2% và năng suất sinh khối đạt trung bình 12,10 m3/ha/năm). Các loài Bạch đàn E. microcorys và Keo mearnsii, Keo melanoxylon tỏ ra kém thích nghi với điều kiện vùng cao tại 3 tỉnh nghiên cứu, với tỷ lệ sống dao động 79,1 - 82,5%, năng suất sinh khối chỉ đạt 0,35 - 2,39 m3/ha/năm sau 38 tháng trồng

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quyết định công bố hiện trạng rừng năm 2015 (số 3158/QĐ-BNNTCLN ngày 27/7/2016).

2. Đặng Văn Thuyết, 2012. Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng Tống quá sủ, Thông caribê, bạch đàn, keo vùng cao cho vùng Tây Bắc. Báo cáo tổng kết đề tài.Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

3. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2005. Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội

Tải xuống

Số lượt xem: 1
Tải xuống: 2

Đã xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Thủy, B.T. và Phương, N.C. 2024. KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM MỞ RỘNG CÂY NHẬP NỘI (BẠCH ĐÀN, THÔNG, KEO) Ở VÙNG CAO MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả