NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN CÓ SẤU TÍA (Sandoricum indicum Cav.) PHÂN BỐ


Các tác giả

  • Nguyễn Kiên Cường Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
  • Phùng Văn Tỉnh Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
  • Võ Đại Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Minh Thanh Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Phạm Văn Hường Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam - Phân hiệu tại Đồng Nai
  • Lê Hồng Việt Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam - Phân hiệu tại Đồng Nai

Từ khóa:

Sấu tía,, rừng tự nhiên, đặc điểm cấu trúc,, tổ thành rừng, mật độ, độ tàn che

Tóm tắt

Sấu tía (Sandoricum indicum Cav.) là cây gỗ lớn, sinh trưởng nhanh, thuộc
họ Xoan (Meliaceae). Tại Việt Nam, cây phân bố rộng rãi ở các tỉnh phía
Nam từ Kon Tum, Quảng Nam trở vào, trong rừng nhiệt đới lá rộng thường
xanh ở độ cao dưới 1.000 m so với mặt nước biển. Nghiên cứu được thực
hiện tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập và Công ty
TNHH MTV Lâm nghiệp Đạ Huoai với 27 OTC diện tích 2.000 m
2
trên 3
trạng thái rừng giàu, trung bình và nghèo. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổ
thành rừng tự nhiên theo chỉ số IV% có số loài ưu thế dao động từ 6 - 14
loài, trong đó Sấu tía là loài chiếm ưu thế sinh thái với IV% =12,4 - 23,4;
có 2 ưu hợp thực vật chính: (1) Sến mủ - Sấu tía - Bình linh (Chỉ số IV%
của ưu hợp = 40,4%); (2) Sấu tía - Gội tía - Sến mủ - Bằng lăng (IV: 40,1 -44,6%). Mật độ cây gỗ của các trạng thái rừng dao động từ 440 - 792
cây/ha, trong đó mật độ Sấu tía từ 70 - 138 cây/ha. Độ tàn che rừng dao
động từ 0,46 đến 0,67. Phân bố N/D1,3 của cây gỗ đều tuân theo hàm số mũ,
giảm dần, một đỉnh lệch trái

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2018. Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT Quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

2. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000. Thực vật rừng. NXB Nông nghiệp.

3. Võ Văn Chi, 1997. Tử điển cây thuốc Việt Nam,

4. Nguyễn Kiên Cường, Đỗ Thị Ngọc Hà, Kiều Phương Anh, 2017. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và biện pháp kỹ thuật trồng Sấu tía nhằm cung cấp gỗ lớn tại vùng Đông Nam Bộ. Tạp chí Khoa học Lâ m nghiệp, (Chuyên san 2017): 123 - 131,

5. Vũ Tiến Hinh, 2012. Điều tra rừng. Hà Nội: NXB. Nông nghiệp,

6. Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt Nam. Tp. Hồ Chí Minh: NXB Trẻ,

7. Vương Đức Hòa, 2019. Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ và đặc điểm cấu trúc của một số kiểu rừng tại Vườn quốc gia Bù gia Mập. Luận án Tiến sỹ, Hà Nội: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

8. Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh, 1993. Cây gỗ kinh tế ở Viêt Nam. Tp. Hồ Chí Minh: NXB Nông nghiệp, 519 - 520 p.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

6

PDF Tải xuống

1

Cách trích dẫn

[1]
Cường, N.K., Tỉnh, P.V., Hải, V. Đại, Thanh, N.M., Hường, P.V. và Việt , L.H. 2024. NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN CÓ SẤU TÍA (Sandoricum indicum Cav.) PHÂN BỐ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 5 > >>