NGHIÊN CỨU TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA ĐƯỚC ĐÔI ( Rhizophora apiculata Blum) Ở CÁC CẤP TUỔI RỪNG TẠI T ỈNH BẾN TRE


Các tác giả

  • Hoàng Văn Thơi Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Lê Thanh Quang Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
  • Nguyễn Khắc Điệu Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

Từ khóa:

Cây Đước,, cây triển vọng, tái sinh, tầng cây cao

Tóm tắt

Nghiên cứu khả năng tái sinh tự nhiên của Đước (Rhizophora apiculata) được
thực hiện từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2020 tại Ban quản lý rừng đặc dụng -phòng hộ tỉnh Bến Tre. Mục tiêu của nghiên cứu: (i) xác định được một số đặc
điểm sinh trưởng tầng cây cao ảnh hưởng đến tái sinh rừng, (ii) xác định số
lượng, chất lượng và cây có triển vọng và (iii) đề xuất được biện pháp phục
hồi rừng bằng phương pháp xúc tiến tái sinh. Nghiên cứu đã tiến hành lập 15 ô
tiêu chuẩn, diện tích 500 m
2
để xác định mật độ, đường kính thân cây, chiều cao,
đường kính tán tầng cây cao, mỗi ô tiến hành lập 4 ô đo đếm diện tích 4 m
2
(4 góc của ô tiêu chuẩn) để xác định thành phần cây tái sinh, đo đếm cây tái
sinh theo các cấp chiều cao (cấp 1: < 0,5 m, cấp 2: 0,5 - 1,0 m, cấp 3; 1,0 - 1,5 m,
cấp 4: 1,5 - 2,0 m, cấp 5; 2 - 3 m, cấp 6; 3 - 5,0 m và cấp 7 > 5,0 m). Kết quả
đã xác định được các đặc điểm sinh trưởng của tầng cây cao, đường kính,
chiều cao, thể tích thân cây và trữ lượng rừng gia tăng khi tuổi rừng tăng lên;
trong khi mật độ giảm khi tuổi rừng tăng. Tỷ lệ số cây ở cấp chiều cao giảm
dần khi chiều cao cây tái sinh tăng, cây có chiều cao lớn hơn 1,0 m chiếm
32,5%, tương ứng số lượng cây 11.422 cây/ha có triển vọng để tham gia vào
thành phần của rừng. Mật độ đã tác động rõ rệt đến số lượng cây tái sinh và cây
tái sinh có triển vọng theo hướng tỷ lệ nghịch với mức độ tăng mật độ và độ tàn
che của tầng cây cao. Tuổi rừng có ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng tái sinh của
Đước, tỷ lệ cây triển vọng nhiều nhất ở các cấp tuổi rừng V, VIa và VIb.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2018. Quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng. Thông tư 33/1018/TT- BNNPTNT.

2. Baur, G. 1962. Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa. Bản dịch tiếng Việt. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội 1976.

3. Clough, B., D.T. Tan, D.X. Phuong and D.C. Buu, 2000. Canopy leaf area index and litter fall in stands of the Mangrove Rhizophora apiculata of different age in the Mekong Delta, Vietnam. Aquatic Botany 66: 311 - 320.

4. Đặng Công Bửu, 2006. Đặc điểm sinh trưởng và các biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng các loài Dà vôi, Vẹt tách, Su Mekong và Mắm Trắng. Nhà xuất bản Phương Đông. T P. Hồ Chí Minh. 164 trang.

5. Ngô Quang Đê, Triệu Văn Hùng, Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Hữu Lộc, Lâm Xuân Sanh, Nguyền Hữu Vĩnh, 1992. Lâm sinh học, Tập I và II, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

6. Phạm Thế Dũng, 2018. Đánh giá chất lượng rừng Đước (Rhizophora apiculata) trồng thuần loài, đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh và cơ chế quản lý nhằm phát triển bền vững rừng phòng hộ Cần Giờ. Trong: Nghiên cứu rừng ngập nước và cây xanh Tp. Hồ Chí Minh (Hoàng Văn Thơi chủ biên). Nhà xuất bản Nông nghiệp.

7. Phùng Ngọc Lan, 1986. Lâm sinh học. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 116 trang.

8. Richards, P. W., 1951. Rừng mưa nhiệt đới. Bản dịch tiếng Việt. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 1964, 1967, 1968.

9. Quách Văn Toàn Em và Viên Ngọc Nam, 2010. Nghiên cứu mối quan hệ giữa một số nhân tố sinh thái với sự tái sinh tự nhiên của cây Cóc đỏ (Lumnitzera littorea (Jack) Voiht.) tại Cần Giờ, TP. Hồ Chi Minh. Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm TP HCM -Số 24 năm 2010.

10. Võ Ngươn Thảo và Trương Thị Nga, 2015. Đánh giá năng suất vật rụng cây Đước Đôi (Rhizophora apiculata), Vẹt tách (Bruguirea parviflora) và Mắm trắng (Avicennia alba) tại Cồn Ông Trang, xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (2015). Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

3

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Thơi, H.V., Quang, L.T. và Điệu, N.K. 2024. NGHIÊN CỨU TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA ĐƯỚC ĐÔI ( Rhizophora apiculata Blum) Ở CÁC CẤP TUỔI RỪNG TẠI T ỈNH BẾN TRE. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2