ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ TÁCH CHIẾT ĐẾN CHẤT LƯỢNG ADN TỔNG SỐ CỦA LOÀI BÁCH VÀNG (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & N.T.Hiep) PHỤC VỤ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN


Các tác giả

  • Hà Thị Huyền Ngọc Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Huyền Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
  • Trần Thị Thu Hà Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
  • Nguyễn Thị Việt Hà Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
  • Lê Thị Thủy Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
  • Bùi Trọng Thủy Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ
  • Nguyễn Công Phương Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ
  • Lê Sơn Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Tách chiết ADN,, Bách vàng, điện di

Tóm tắt

Loài Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & N.T.Hiep) thuộc chi
Bách vàng (Xanthocyparis), họ Hoàng đàn (Cupressaceae). Đây là loài cây
gỗ quý, có giá trị kinh tế cao nhưng khả năng tái sinh kém với mật độ tái
sinh chỉ khoảng 0,65 cây tái sinh/gốc cây mẹ nên chúng đang đứng trước
nguy cơ tuyệt chủng do tình trạng khai thác quá mức. Với mục tiêu xác
định được phương pháp tối ưu cho quá trình tách chiết ADN của Bách vàng
để hạn chế lượng mẫu và giảm tác động đến quần thể loài trước khi tiến
hành nghiên cứu di truyền, chúng tôi đã xây dựng được phương pháp phù
hợp nhất để tách chiết ADN cho loài này. Trong nghiên cứu này, sử dụng 6
mẫu Bách vàng bao gồm cành và lá thu được tại 3 quần thể khác nhau của
ba tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và Cao Bằng (2 mẫu/quần thể) để tiến
hành 2 quy trình tách chiết ADN với 4 công thức thí nghiệm khác nhau
nhằm tìm ra phương pháp tối ưu nhất. Kết quả cho thấy sử dụng quy trình
tách chiết ADN bằng CTAB 4% (20mM EDTA pH8, 1,5M NaCl, 100mM
Tris HCl pH8, 4% CTAB, 2% PVP và 0,2% β-mercaptoethanol) để tách
ADN tổng số từ mẫu cành (cả tươi và khô) của cây Bách vàng là hiệu quả
nhất. Trong đó, nồng độ và chất lượng của ADN thu được từ mẫu cành khô
tốt hơn hẳn so với các vật liệu còn lại

Tài liệu tham khảo

1. Doyle JJ. and Doyle JL., 1987. A rapid DNA isolation procedure for small quantities of fresh leaf tissue. Phytochem. Bull. 19: 11-15.

2. Farjon A., Hiệp N. T., Harder D. K., Lộc P. K., & Averyanov, L, 2002. A new genus and species in the Cupressaceae (Coniferales) from Northern Vietnam, Xanthocyparis vietnamensis. Novon 12: 179-189.

3. https://www.iucnredlist.org/species/44028/2991576.

4. Trần Huy Thái, Nguyễn Tiến Hiệp, Phùng Tuyết Hồng, Đỗ Thị Minh, 2007. Thành phần hóa học của tinh dầu Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Fajon & Hiep.) ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học, số 02: 92-94.

5. Trần Quang Diệu, La Quang Độ, Đặng Kim Vui, 2013. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Fajon & Hiep.) tại xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ. 104 (04): 35-40.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

19

PDF Tải xuống

2

Cách trích dẫn

[1]
Ngọc, H.T.H., Huyền, N.T., Hà, T.T.T., Hà, N.T.V., Thủy, L.T., Thủy, B.T., Phương, N.C. và Sơn, L. 2024. ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ TÁCH CHIẾT ĐẾN CHẤT LƯỢNG ADN TỔNG SỐ CỦA LOÀI BÁCH VÀNG (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & N.T.Hiep) PHỤC VỤ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>