ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT VIÊN NÉN SINH HỌC TỪ PHỤ PHẨM SAU CHẾ BIẾN GỖ LÀM NHIÊN LIỆU ĐỐT CHO DÂN DỤNG, CÔNG NGHIỆP VÀ PHỤC VỤ XUẤT KHẨU TẠI TỈNH YÊN BÁI


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Giáp Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
  • Lê Thị Hương Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
  • Bùi Duy Ngọc Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
  • Nguyễn Văn Định Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

Từ khóa:

Viên nén gỗ, viên nén sinh học, gỗ rừng trồng, chế biến gỗ.

Tóm tắt

Xu thế chung của thế giới hướng tới sử dụng nhiên liệu sạch có khả năng tái sinh (viên nén sinh học, xăng sinh học,..), bảo vệ môi trường, hạn chế hiệu ứng nhà kính và bảo vệ tầng Ozon. Trong vài năm trở lại đây, viên nén gỗ, là một loại viên nén sinh học, đang là mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành Chế biến gỗ Việt Nam. Năm 2022, lượng xuất khẩu đạt trên 4,88 triệu tấn, tăng 39,35% so với năm 2021, giá trị xuất khẩu đạt trên 787 triệu USD, tăng hơn 90% so với năm 2021. Dự báo thời gian tới đây, viên nén gỗ có tiềm năng sẽ lọt vào nhóm các mặt hàng nông lâm sản có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Với tiềm năng và vai trò quan trọng như vậy, song công nghệ sản xuất viên nén gỗ trong nước một phần được nhập từ nước ngoài hoặc tự làm theo kinh nghiệm ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này làm giảm đi đáng kể hiệu quả kinh tế trong sản xuất viên nén gỗ ở nước ta. Với những kết quả nghiên cứu đã đạt được về công nghệ chế biến gỗ nói chung và công nghệ sản xuất viên nén gỗ nói riêng, Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng hoàn toàn có thể chuyển giao vào thực tiễn, góp phần nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Bài báo này giới thiệu tóm tắt kết quả thực hiện dự án "Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất viên nén sinh học từ phụ phẩm sau chế biến gỗ làm nhiên liệu đốt cho dân dụng, công nghiệp và phục vụ xuất khẩu tại tỉnh Yên Bái” thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025, Công ty CP Netma tại Yên Bái là đơn vị tiếp nhận công nghệ.

Tài liệu tham khảo

1. Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, 2023. Báo cáo tổng kết dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất viên nén sinh học từ phụ phẩm sau chế biến gỗ làm nhiên liệu đốt cho dân dụng, công nghiệp và phục vụ xuất khẩu tại tỉnh Yên Bái” thuộc Chương trình Nông thôn miền núi năm 2023.

2. Thủ tướng Chính phủ, 2015. Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2015 phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2016. Thông tư số 07/2016/TT-BKHCN quy định quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025.

4. UBND tỉnh Yên Bái, 2023. Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày 03/4/2023 công bố hiện trạng rừng của tỉnh Yên Bái năm 2022.

5. Cục Thống kê tỉnh Yên Bái, 2022. Báo cáo số 1022/BC-CTK tình hình kinh tế, xã hội tháng 12 và cả năm 2022 của tỉnh Yên Bái.

Tải xuống

Đã xuất bản

15-08-2023

Số lượt xem tóm tắt

37

PDF Tải xuống

17

Cách trích dẫn

[1]
Giáp, N.V., Hương, L.T., Ngọc, B.D. và Định, N.V. 2023. ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT VIÊN NÉN SINH HỌC TỪ PHỤ PHẨM SAU CHẾ BIẾN GỖ LÀM NHIÊN LIỆU ĐỐT CHO DÂN DỤNG, CÔNG NGHIỆP VÀ PHỤC VỤ XUẤT KHẨU TẠI TỈNH YÊN BÁI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 8 2023), 132–142.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >> 

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.