ĐỘ BỀN TỰ NHIÊN CỦA VÁN DÁN BIẾN TÍNH TỪ GỖ BẠCH ĐÀN UROPHYLLA VỚI HỢP CHẤT N-METHYLOL (mDMDHEU) VÀ DẦU VỎ HẠT ĐIỀU (CNSL)


Các tác giả

  • Nguyễn Hồng Minh Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Tạ Thị Thanh Hương Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Đỗ Vũ Thắng Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Phạm Văn Tiến Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Bạch Đàn Urophylla, dầu vỏ hạt Điều,, mDMDHEU, ấm biến màu,, thời tiết, ván dán biến tính

Tóm tắt

Nghiên cứu sử dụng hóa chất Modified Dimethyldihydroethylenurea
(mDHDHEU) và Dầu vỏ hạt Điều (CNSL) để biến tính ván mỏng từ gỗ
Bạch đàn Urophylla (Eucalyptus urophylla) theo phương pháp ngâm tẩm
chân không- áp lực kết hợp với quá trình xử lý nhiệt để cố định hóa chất và
biến tính gỗ cho ván dán. Tác dụng mong đợi của các loại hóa chất này là
bảo vệ bề mặt gỗ khỏi sự tác động phân hủy của tia tử ngoại, làm tăng
cường khả năng chống hút nước, ẩm của gỗ, có khả năng kháng vi sinh vật
hại gỗ, từ đó sẽ hạn chế được các hiện tượng bạc màu, nứt, nhám bề mặt gỗ
cũng như làm tăng khả năng ổn định kích thước của ván gỗ khi sử dụng
ngoài trời. Ván dán biến tính được tạo thành từ các tấm ván mỏng đã qua xử
lý, sau đó các mẫu ván dán được đưa ra bãi thử tự nhiên (Hà Nội, Việt
Nam) trong khoảng thời gian 9 tháng để đánh giá khả năng chống chịu thời
tiết và vi sinh vật hại gỗ. Sự ổn định hiệu lực của hóa chất trên ván gỗ được
đánh giá thông qua các chỉ tiêu về độ ổn định màu sắc bề mặt ván, mức độ
bong tách màng keo, khả năng kháng nấm biến màu và độ tăng sức chống
hút nước ẩm. Kết quả thí nghiệm cho thấy, màu sắc gỗ được giữ tương đối
tốt với ván được biến tính bằng hóa chất mDMDHEU, giá trị E đạt 12,52;
ván được biến tính bằng CNSL có E cao hơn đạt 25,48 nhưng cũng rất khả
quan khi so với mẫu đối chứng có E lên tới 37,71. Sau 9 tháng thử
nghiệm, ván được xử lý với mDMDHEU đảm bảo ổn định kết cấu và không
bị bong tách màng keo tương đương với ván đối chứng (sử dụng keo PRF)
cấp độ rất bền; trong khi đó, ván được xử lý với mDMDHEU và CNSL sử
dụng keo MUF cho kết quả mức độ bong tách đều ở mức xấp xỉ cấp 2 - cấp
độ bền. Khả năng kháng nấm biến màu của hóa chất mDMDHEU và CNSL
cho hiệu quả tốt với tỷ lệ diện tích nấm biến màu nhỏ hơn 15% bề mặt mẫu
gỗ. Ván biến tính có khả năng chống hút ẩm tốt, ván biến tính với
mDMDHEU và CNSL có độ ẩm lần lượt là 14,2% và 13,5% trong khi độ
ẩm tối đa của ván đối chứng đạt 25% sau 9 tháng thử nghiệm ở điều kiện
thời tiết tự nhiên

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Văn Ái, 2008. Nghiên cứu sử dụng dầu vỏ hạt điều làm thuốc bảo quản lâm sản. Luận án Tiến sĩ kỹ thuật. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

2. Ghosh SC, Militz H, Mai C, 2008. Natural weathering of Scots pine (Pinus sylvestris L.) boards modified with functionalized commercial silicone emulsions.

3. Trinh Hien Mai, Holger Militz, Carsten Mai, 2011. Modification of beech veneers with N-methylol melamine compounds for the production of plywood: natural weathering.

4. Nguyen Hong Minh, Holger Militz, Carsten Mai, 2007. Weathering properties of wood modified with hydrophobation agents.

5. Nguyen Hong Minh, 2008. Wood Modification with Hydrophobation Textile Finishing Agents. Sierke Verlag. Göttingen, Germany.

6. Phạm Văn Chương, 2004. Công nghệ sản xuất ván nhân tạo tập I (Ván dán và ván nhân tạo đặc biệt). Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Phạm Văn Chương, 2010. Nghiên cứu công nghệ sản xuất ván sàn công nghiệp từ gỗ mọc nhanh rừng trồng. Đề tài KHCN cấp Bộ.

8. Shyamal C. Ghosh, Jens Dyckmans, Holger Militz and Carsten Mai, 2012. Effect of quat- and amino-silicones on fungal colonisation and decay of wood.

9. Sudiyani Y, Tsujiyama S, Imamura Y, Takahashi MMK, kajita H, 1999. Chemical characteristics of surfaces of hardwood and softwood deteriorated by weathering.

10. Tạ Thị Phương Hoa, 2011. Nghiên cứu nâng cao chất lượng gỗ Trám trắng (Canarium album Lour.Raeusch) bằng phương pháp biến tính. Luận án Tiến sĩ kỹ thuật.

11. Verma P., Mai, C., Militz, H., 2009. Protection mechanisms of DMDHEU treated wood against white and brown rot fungi. Holzforchung, Vol. 63, pp. 371-378 Publisher: Walter de Gruyte

12. Vũ Huy Đại, 2009. Nghiên cứu các giải pháp công nghệ nhằm nâng cao tính chống chịu những tác động xấu của môi trường đến sản phẩm mộc dân dụng. Đề tài KHCN cấp Bộ.

13. Xie Y, Krause A, Militz H, Richter K, Urban K, Evans PD, 2005. Weathering of wood modified with N-methylol compound 1,3-dimethylol-4,5 dihydroxyethyleneurea. Polymer Degradation and Stability

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

4

PDF Tải xuống

4

Cách trích dẫn

[1]
Minh , N.H., Hương, T.T.T., Thắng, Đỗ V. và Tiến , P.V. 2024. ĐỘ BỀN TỰ NHIÊN CỦA VÁN DÁN BIẾN TÍNH TỪ GỖ BẠCH ĐÀN UROPHYLLA VỚI HỢP CHẤT N-METHYLOL (mDMDHEU) VÀ DẦU VỎ HẠT ĐIỀU (CNSL). TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>