CÂY THUỐC CỦA NGƯỜI HRE VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TẠI HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI


Các tác giả

  • Võ Văn Minh Đại Học Đà Nẵng
  • Phạm Thị Kim Thoa Đại Học Đà Nẵng
  • Nguyễn Thị Kim Yến Đại Học Đà Nẵng

Từ khóa:

Cây thuốc dân tộc,, dân tộc Hre, đa dạng cây thuốc, huyện Ba Tơ,, tri thức bản địa

Tóm tắt

Tri thức bản địa về sử dụng cây cỏ làm thuốc của các dân tộc ở Việt Nam là nguồn tài nguyên quý giá, có giá trị khoa học và có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Bài báo trình bày kết quả điều tra tri thức, kinh nghiệm và thực trạng sử dụng cây thuốc của cộng đồng người Hre tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi nhằm xây dựng các cơ chế quản lý, các giải pháp bảo tồn và sử dụng bền
vững hiệu quả nguồn tài nguyên cây thuốc tại địa phương. Kết quả đã điều tra xác định được 45 loài cây thuốc, thuộc 26 họ, thông qua việc sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của cộng đồng người Hre huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi. Trong đó có 2 loài thuốc quý trong danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, 6 loài quý theo kiến thức bản địa của người dân. Cây thuốc được khai thác chủ yếu từ tự nhiên (84,44%), kiến thức bản địa phong phú thể hiện ở kinh nghiệm sử dụng để chữa trị 12 nhóm bệnh khác nhau, số lượng các loài cây thuốc được sử dụng chữa các nhóm bệnh cơ - xương - khớp, thận, nội tiết, gan là nhiều nhất. Cách thức chế biến sử dụng khá đa dạng. Những loài cây
thuốc quý cần ưu tiên bảo tồn là Ba kích (Morinda officinalis How), Thổ phục linh (Smilax glabre), Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu), cần nhân giống mở rộng diện tích các loại cây thuốc dưới tán rừng trồng, vườn nhà, đồng thời khoanh vùng bảo vệ tại chỗ (Bảo tồn nguyên vị). Đi
kèm với biện pháp tuyên truyền khai thác hợp lý cây thuốc, và tư liệu hóa các bài thuốc dân tộc.

Tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Vân Anh, 2010. Trần Hùng “Nghiên cứu thành phần hóa học của Dây khai (coptosapelta tomentosa) theo định hướng tác dụng kháng viêm”. Tạp chí Y học Tp Hồ Chí Minh, Tập 14, (Số 1/2010).

2. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn, 2006. Cây thuốc và

động vật làm thuốc. Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách Đỏ Việt Nam - phần II - Thực vật. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

4. Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nxb Y học, Hà Nội, tập I-II.

5. Lưu Đàm Cư (06/02/2009 10h: 38), Nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm y học cổ truyền của các dân tộc để bảo tồn và phát triển cây thuốc, <http://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=news&newsid=688>

6. Đỗ Tất Lợi, 2006. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nxb Y dược.

7. Nguyễn Thanh Phương, 2011. Nghiên cứu gây trồng cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L. Wu) ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ.

8. Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Hạnh, Ngô Trực Nhã, 2001. Cây thuốc đồng bào Thái Con Cuông, Nghệ An. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

Tải xuống

Số lượt xem: 22
Tải xuống: 3

Đã xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Minh , V.V., Thoa , P.T.K. và Yến , N.T.K. 2024. CÂY THUỐC CỦA NGƯỜI HRE VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN TẠI HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2