MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH RỪNG TỰ NHIÊN NGHÈO, NGHÈO KIỆT TẠI QUẢNG NINH

Các tác giả

  • Vũ Duy Văn Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Ninh
  • Phạm Tiến Dũng Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Trịnh Ngọc Bon Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Cao Văn Lạng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Hoàng Văn Thành Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Dương Quang Trung Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Nguyễn Văn Tuấn Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Trần Anh Hải
  • Phan Đức Thắng Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Hoàng Văn Thắng Viện Nghiên cứu Lâm sinh-Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

DOI:

https://doi.org/10.70169/VJFS.1050

Từ khóa:

Tái sinh rừng, phục hồi rừng, rừng tự nhiên sản xuất, rừng lá rộng thường xanh

Tóm tắt

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng tự nhiên nghèo và nghèo kiệt tại Quảng Ninh được thực hiện thông qua các 24 ô tiêu chuẩn diện tích 2000m2, 12 ÔTC/trạng thái đã cho thấy, mật độ tầng cây cao dao động từ 610 - 1.510 cây/ha ở trạng thái rừng nghèo và từ 240 - 950 cây/ha ở trạng thái rừng nghèo kiệt. Đường kính ngang ngực trung bình của tầng cây cao dao động từ 11 - 11,6cm và chiều cao vút ngọn trung bình dao động từ 9,3 - 11,1m. Trong trạng thái rừng nghèo, số lượng loài cây dao động từ 15 - 52 loài và số loài tham gia vào công thức tổ thành dao động từ 2 - 8 loài. Trạng thái rừng LRTX nghèo kiệt có số lượng loài dao động từ 13 - 52 loài với số loài tham gia tổ thành từ 3 - 7 loài. Số loài cây tái sinh trong trạng thái rừng nghèo dao động từ 9 - 33 loài và trạng thái rừng nghèo kiệt có số loài cây tái sinh dao động từ 10 - 32 loài. Mật độ cây tái sinh tại trạng thái rừng nghèo dao động từ 3.280 - 6.960 cây/ha và trạng thái rừng nghèo kiệt là 1.760 - 6.560 cây/ha và chủ yếu tập trung ở cấp chiều cao dưới 1 m. Cây tái sinh trong cả hai trạng thái rừng chủ yếu phân bố ngẫu nhiên với tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng tốt chiếm ưu thế. Đây là cơ sở để xúc tiến tái sinh nhằm nâng cao chất lượng rừng tự nhiên nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Tài liệu tham khảo

1. Ban chỉ đạo Kiểm kê rừng tỉnh Quảng Ninh, 2025. Báo cáo kết quả thực hiện dự án kiểm kê rừng tỉnh Quảng Ninh.

2. Tỉnh ủy Quảng Ninh, 2019. Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 28/11/2019 về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

3. Phạm Văn Điển, Phạm Xuân Hoàn, 2016. Giáo trình sinh thái rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, 2023. Quyết định số 1556/QĐ-UBND ngày 12/6/2023 về việc phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng và công bố hiện trạng rừng tỉnh Quảng Ninh năm 2022.

5. Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, 2016. Quyết định số 680/QĐ-UBND ngày 14/3/2016 về việc phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng và công bố hiện trạng rừng tỉnh Quảng Ninh năm 2015.

Đã Xuất bản

16-04-2025

Cách trích dẫn

[1]
Vũ Duy Văn, Phạm Tiến Dũng, Trịnh Ngọc Bon, Cao Văn Lạng, Hoàng Văn Thành, Dương Quang Trung, Nguyễn Văn Tuấn, Trần Anh Hải, Phan Đức Thắng và Hoàng Văn Thắng 2025. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH RỪNG TỰ NHIÊN NGHÈO, NGHÈO KIỆT TẠI QUẢNG NINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. (tháng 4 2025). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.1050.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.