NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÀ THỬ NGHIỆM TRỒNG CÂY THÀN MÁT (Millettia nigrescens Gagn.) TẠI QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG


Các tác giả

  • Nguyễn Quyết Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng
  • Nguyễn Hữu Cường Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Thị Ly Na Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng
  • Nguyễn Hải Đăng Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới, Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung bộ và Tây Nguyên
  • Phạm Thị Kim Thoa Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng
DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.959

Từ khóa:

Thàn mát, cây bản địa, cây xanh đô thị, nhân giống, thử nghiệm trồng, quận Sơn Trà

Tóm tắt

Thàn mát (Millettia nigrescens Gagn.), một loài cây bản địa đặc trưng của Bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Cây thường xanh, hoa và dáng đẹp, đáp ứng tiêu chí cây xanh đô thị. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống hữu tính cây Thàn mát thu được như sau: Ngâm hạt Thàn mát trong dung dịch GA3 50 ppm (8 giờ) cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất (92,7%). Ở giai đoạn vườn ươm đến thời điểm cây 8 tháng tuổi, công thức ruột bầu (88% đất mặt + 10% phân chuồng hoai + 2% supe lân) giúp cây con sinh trưởng cây tốt nhất với chiều cao trung bình đạt 80,8 cm và đường kính gốc trung bình đạt 0,79 cm. Che sáng 50% cây con có tỷ lệ sống cao nhất (91,7%) và sinh trưởng tốt nhất (chiều cao trung bình đạt 76,5 cm và đường kính gốc trung bình đạt 0,73 cm). Kết quả trồng thử nghiệm sau 12 tháng tại quận Sơn Trà cho thấy cây (24 tháng tuổi) có khả năng thích nghi tốt với môi trường đô thị, tỷ lệ sống cao (96,0%), sinh trưởng tốt (chiều cao trung bình đạt 216,6 cm, đường kính tán trung bình đạt 172,1 cm và đường kính gốc trung bình đạt 3,11 cm) và tốc độ tăng trưởng nhanh (chiều cao trung bình là 100,4 cm/năm, đường kính tán trung bình là 102,9 cm/năm và đường kính gốc trung bình là 2,03 cm/năm). Những kết quả này cho thấy cây Thàn mát bản địa có khả năng di thực trồng công viên, đường phố trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

Tài liệu tham khảo

Abdullah Mohammed, 2023. Effect of gibberellic acid on germination and seedling growth of Soybean (Glycine max L. Merrill). Revista Bionatura, vol.8 (2), 41.

Đặng Văn Hà, 2016. Thực trạng và giải pháp phát triển cây bóng mát đường phố trên địa bàn thành phố Thanh Hoá. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 1: 003 - 013.

Hoàng Minh Đức, 2019. Báo cáo “Nghiên cứu bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước tại Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, Tp. Đà Nẵng”. Viện Sinh thái học miền Nam.

Nguyễn Thị Bé Nhanh, 2015. Ảnh hưởng của GA3 đến sự sinh trưởng và phát triển của cây Đậu phộng (Arachis hypogaea L.). Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, số 17: 116 - 120.

Nguyễn Thị Kim Vui, Nguyễn Thị Liệu, Vũ Đức Bình, Nguyễn Hải Thành, Nguyễn Thị Thanh Nga, Lê Xuân Toàn, Lê Công Định, 2020. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Gụ lau (Sindora tinkinensis A. Chev. Ex K. & S.S. Larsen) từ hạt ở giai đoạn vườn ươm. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 6: 30 - 37.

Nguyễn Thị Loan, Vũ Văn Định, Nguyễn Quốc Thắng, 2023. Nghiên cứu nhân giống hữu tính cây Ba la mít (Artocarpus chama Buchanan - Hamilton). Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 5: 25 - 32.

Nguyễn Thị Thu Hằng, Phạm Minh Toại, Phạm Thị Quỳnh, Hoàng Kim Nghĩa, Nguyễn Trọng Minh, Phạm Thị Kim Thoa, Phạm Tiến Dũng, 2024. Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Thàn mát đen (Millettia nigrescens Gagnep.) tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 13 (2), 050 - 057.

Nguyễn Thị Yến, 2017. Kết quả nghiên cứu khả năng nhân giống bằng hạt và sinh trưởng của cây Nhội (Bischofia javanica) ở giai đoạn vườn ươm. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 10: 57 - 64.

Nguyễn Văn Việt và Hà Thanh Tùng, 2017. Nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng và phân bón NPK đến sinh trưởng của Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa Craib) giai đoạn vườn ươm. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 6: 12 - 18.

Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Minh Ngọc, Phạm Đức Tuấn, 2014. Kết quả nghiên cứu bước đầu về ảnh hưởng của thành phần ruột bầu và ánh sáng đến sinh trưởng cây con Mỏ chim giai đoạn vườn ươm. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 2: 3283 - 3287.

Phạm Anh Dũng và Lê Tiến Tâm, 2012. Giáo trình Cây xanh đô thị. NXB Xây dựng.

Phạm Anh Tuấn, Nguyễn Hải Vân Hiền, Nguyễn Việt Phương, 2024. Quản lý và phát triển cây xanh đường phố tại một số đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Xây dựng, số 1: 123 - 127.

Phạm Hoàng Phi, 2017. Ứng dụng phương pháp AHP vào đánh giá lựa chọn loài cây trồng đường phố Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số1: 035 - 042.

Phạm Mai Phương, 2022. Nhân giống Sa mu dầu tại vườn ươm, kết quả và triển vọng. Viện Sinh thái nhiệt đới.

Phạm Thị Kim Thoa, Nguyễn Hữu Cường, Nguyễn Quyết, Nguyễn Thị Ly Na, Nguyễn Hải Đăng, Nguyễn Thị Thu Hằng, 2024. Tuyển chọn một số loài thực vật bản địa đặc trưng đáp ứng tiêu chí cây xanh đô thị, có khả năng di thực trồng đường phố và công viên tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 7: 93 - 100.

Scott, S., Jones, R.and Williams, W., 1984. Review of data analysis methods for seed germination. Crop Science, vol. 24, pp1192 - 1199.

Trần Hợp và Nguyễn Bội Quỳnh, 2003. Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 873 trang.

Trần Minh Tuấn, Đỗ Hữu Huy, Chu Ngọc Quân, Phùng Anh Tài, Phạm Đình Sâm, Hồ Trung Lương, Nguyễn Hữu Thịnh, Dương Quang Trung, Hoàng Thanh Sơn, 2022. Kết quả tuyển chọn cây mẹ và trồng thử nghiệm năm loài cây bản địa tại Vườn Quốc gia Ba Vì có tiềm năng trồng rừng gỗ lớn. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 6: 90 - 98.

Trần Trung Thành, Hồ Đắc Thái Hoàng, Nguyễn Phương Văn, 2021. Sinh trưởng của các loài cây bản địa theo các dạng lập địa khác nhau: Trường hợp với loài Lim xanh, Trám trắng và Huỷnh tại tỉnh Quảng Bình. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tập130, số 3A: 37 - 52.

Trần Văn Chứ và Đặng Văn Hà, 2018. Giải pháp khoa học kỹ thuật trong việc bảo vệ, cải tạo hệ thống cây xanh - mặt nước thành phố Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 1: 019 - 028.

Tải xuống

Đã xuất bản

18-09-2024

Số lượt xem tóm tắt

2

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Quyết, N., Cường, N.H., Nguyễn Thị , L.N., Nguyễn Hải, Đăng và Phạm Thị, K.T. 2024. NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÀ THỬ NGHIỆM TRỒNG CÂY THÀN MÁT (Millettia nigrescens Gagn.) TẠI QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 9 2024). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.959.

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả