NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH


Các tác giả

  • Trần Trung Thành Tổng Công ty Sông Gianh
  • Nguyễn Phương Văn Trường Đại học Quảng Bình
  • Lê Thị Hương Giang Trường Đại học Quảng Bình
DOI: https://doi.org/10.70169/VJFS.962

Từ khóa:

Cấu trúc tổ thành, chỉ số đa dạng sinh học, loài cây ưu thế, rừng cộng đồng, Quảng Bình

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, 132 ô tiêu chuẩn (OTC) đã được thiết lập tại 3 bản ở tỉnh Quảng Bình (49 OTC tại Bản Cổ Tràng, 72 OTC tại bản Phú Minh và 11 OTC tại bản Cà Roòng 2) để nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc quan trọng của rừng cộng đồng. Theo đó, các nhân tố cấu trúc: tổ thành rừng (chỉ số quan trọng) và chỉ số đa dạng sinh học (độ giàu loài, độ phong phú, chỉ số Shannon, chỉ số đa dạng Simpson) được tập trung nghiên cứu bằng các phương pháp phổ quát. Kết quả cho thấy, rừng cộng đồng ở các địa phương nghiên cứu cơ bản đang trong quá trình phục hồi tốt, thành phần loài cây khá đa dạng với những loài cây đặc trưng của khu vực. Trong các trạng thái rừng ở bản Cổ Tràng, 2 loài Chủa và Táu có chỉ số mức độ quan trọng (IVI%) cao nhất trong số 10 loài ưu thế xuất hiện trong công thức tổ thành. Loài Táu có mật độ và chỉ số IVI% cao, tại bản Cổ Tràng là 42 cây/ha và 20,5%; ở bản Phú Minh là 59 cây/ha và 32,2%. Trong khi đó, tại bản Cà Roòng 2, loài Trâm có mật độ và chỉ số IVI% cao nhất (đạt 116 cây/ha và 37,7%). Kết quả nghiên cứu các chỉ số đa dạng sinh học cho thấy, rừng cộng đồng tại khu vực nghiên cứu có độ giàu loài cao và chỉ số đa dạng loài tương đối cao đặc biệt tại bản Cổ Tràng và Phú Minh.

Tải xuống

Số lượt xem: 0
Tải xuống: 0

Đã xuất bản

18-09-2024

Cách trích dẫn

[1]
Trần Trung, T., Nguyễn Phương, V. và Lê Thị, H.G. 2024. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 9 2024). DOI:https://doi.org/10.70169/VJFS.962.

Số

Chuyên mục

Bài viết