ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA LÂN VÀ KALI HỮU DỤNG TRONG ĐẤT RỪNG TRỒNG KEO LAI Ở CÁC TUỔI KHÁC NHAU TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI


Các tác giả

  • Lê Văn Cường Trường Đại học Lâm nghiệp - Phân hiệu Đồng Nai

Từ khóa:

Dinh dưỡng đất, Lâm phần, Tuổi cây, Tầng đất

Tóm tắt

Lân (P) và Kali (K) hữu dụng trong đất là những thông số quan trọng để đánh giá độ phì của đất. Tuy nhiên, các công bố trước đây ở Việt Nam thường bỏ qua thông tin về đặc điểm phân bố của hai chất dinh dưỡng này trong đất rừng. Đặc điểm phân bố của P và K hữu dụng trong đất rừng keo lai theo các tuổi lâm phần khác nhau tại Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đã được mô tả dựa trên các phương pháp phân tích thống kê truyền thống. Các mẫu đất được thu thập ở các độ sâu khác nhau: 0 - 10, 10 - 30 và 30 - 60 cm bằng cách sử dụng khoan đất với đường kính mũi khoan 4,5 cm tại ba lâm phần ở ba độ tuổi khác nhau. Kết quả cho thấy: (1) Hàm lượng P hữu dụng có xu hướng giảm đáng kể theo độ sâu đất, trong khi hàm lượng K hữu dụng lại tăng lên; (2) Hàm lượng P hữu dụng trung bình tăng từ 10,14 - 36,99 mg/kg trong khi hàm lượng K hữu dụng tăng từ 18,27 - 24,72 mg/kg theo các lâm phần 3-, 5- và 7- năm tuổi; (3) Phân tích RDA chỉ ra rằng, mật độ lâm phần là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hàm lượng hai chất dinh dưỡng P và K hữu dụng trong đất rừng keo lai trồng ở khu vực nghiên cứu. Kết quả thu được trong nghiên cứu này có thể trợ giúp các nhà quản lý cải thiện sự hiểu biết về các điều kiện phân bố hàm lượng P và K hữu dụng trong đất ở các giai đoạn phát triển và tầng đất khác nhau của rừng trồng keo lai tại khu vực nghiên cứu, điều này rất quan trọng đối với việc bón phân hợp lý và có thể cung cấp những ý tưởng mới cho việc nghiên cứu chu trình sinh địa hóa.

Tài liệu tham khảo

Anjum N., Masood A., Umar S., and Nafees K., 2024. Introductory Chapter: Phosphorus in Soils and Plants. In: Phosphorus in Soils and Plants. Anjum Naser, Masood Asim, Umar Shahid & Nafees Khan (eds.). IntechOpen Rijeka.

Burkhart H., 2013. Comparison of maximum size-density relationships based on alternate stand attributes for predicting tree numbers and stand growth. Forest Ecology and Management 289: 404-408.

Chau M.H., Quy N.V., Hung B.M, Niu X., Cuong L.V., Ngoan N.T., and Dai Y., 2023. Soil nitrogen storage and associated regulation factors in an acacia hybrid plantation chronosequence in Southern Vietnam. Applied Ecology and Environmental Research 22(1): 145-162.

Chen Y., Luo Y., Li Y., Han J., and Zhao X., 2014. Characteristics of soil available P and K of farmland in Lanzhou area, Bulletin of Soil and Water Conservation 34(4): 46-52.

Chi G., Zeng F., Wang Y., and Chen X., 2022. Phosphorus dynamics in litter-soil systems during litter decomposition in Larch plantations across the chronosequence. Frontiers in Plant Science 13: 1010458.

Cuong L.V., Ngoan T.T., Quy N.V., Chau M.H., Thanh N.M., Bao T.Q, Bolanle-Ojo O.T., Niu X., and Sang T., 2023. Soil physicochemical properties of Acacia mangium plantations at different stand ages in the Southeastern region of Vietnam. The Malaysian Forester 86(2): 353 - 369.

Lê Văn Cường, Nguyễn Văn Quý, Phạm Văn Hường, Nguyễn Văn Quý, Phan Trọng Thế, Nguyễn Minh Thanh và Nguyễn Trọng Phú, 2023. Các yếu tố kiểm soát quá trình hấp thụ lân trong đất của hệ sinh thái rừng trồng Keo tai tượng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp số 2 (2023): 26-34.

Dong T., Doyle R., Beadle C., Corkrey R., and Quat N., 2014. Impact of short-rotation acacia hybrid plantations on soil properties of degraded lands in Central Vietnam. Soil Research 52(3): 271-281.

He Z., Zhang Y., Guo Y., Yang S., Ren D., Ding J., and Guo J., 2017. Soil nutrient characteristics of natural Larix principis-rupprechtii in different stand density. Ecology and Environmental Sciences 26(1): 43-48.

Ji L. and Shu D., 2017. Influence of stand density of Cunninghamia lanceolate on stand growth. Forestry Inventory Planning 42(05): 135-137.

Lawrence R., Walker D., Wardle A., Bardgett D., Bruce L., and Clarkson D., 2010. The use of chronosequences in studies of ecological succession and soil development. Journal of Ecology 98(4): 725-736.

Lei J., Du H., Duan A., and Zhang J., 2019. Effect of stand density and soil layer on soil nutrients of a 37-year-old Cunninghamia lanceolata plantation in Naxi, Sichuan Province, China. Sustainability 11(19): 5410.

Li, J., Sun, X., Li, M., Zou, J., Bian, H. (2022). Effects of stand age and soil organic matter quality on soil bacterial and fungal community composition in Larix gmelinii plantations, Northeast China. Land Degradation & Development, 33(8), pp. 1249-1259.

Long L., Feng Y.Y., and Cang Q.F., 2015. Spatial variability of soil total nitrogen, available phosphorus and available potassium in Huanghuadianzi watershed. Chinese Journal of Ecology 34(2): 373-383.

R Core Team, 2022. R: A language and environment for statistical computing. R Foundation for Statistical Computing, Vienna, Austria.

Qiu X., Peng D., Li W., and Jiang H., 2018. Soil physicochemical properties of Pinus tabuliformis plantations of different ages in Yanqing, Beijing. Chinese Journal of Applied & Environmental Biology 24(2): 0221-0229.

Six J., Callewaert P., Lenders S., de Gryze S.J., Morris E.G., Gregorich E., Paul A., and Paustian K., 2002. Measuring and understanding carbon storage in afforested soils by physical fractionation. Soil Science Society of America Journal 66(6): 1981-1987.

Su B., Zhang H., Zhang Y., Shao S., Mouazen A., Jiao H., Yi S., and Gao C., 2023. Soil C: N: P Stoichiometry Succession and Land Use Effect after Intensive Reclamation: A Case Study on the Yangtze River Floodplain. Agronomy 13(4): 1133.

Ter-Braak C. and Smilauer P., 2002. CANOCO Reference Manual and User’s Guide: Software for Canonical Community Ordination (version 5.0); Biometris: Wageningen, The Netherlands; České Budĕjovice, Czech Republic. http://www. canoco. com.

Nguyễn Minh Thanh và Lê Văn Cường, 2015. Một số tính chất cơ bản của đất dưới các trạng thái thảm thực vật rừng ở huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Tạp chí NN&PTNT số 257 (2015): 116-122.

Nguyễn Tuấn Vũ, 2019. Nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ carbon của rừng trồng keo lai (Acacia auriculiformis  Acacia mangium) tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

Wang Y., Chen C., and Shi Y., 2013. Phosphorus availability in cropland soils of China and related affecting factors. Ying Yong Sheng Tai Xue Bao 24(1): 260-268.

Tải xuống

Đã xuất bản

15-07-2024

Số lượt xem tóm tắt

14

PDF Tải xuống

17

Cách trích dẫn

[1]
Cường, L.V. 2024. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA LÂN VÀ KALI HỮU DỤNG TRONG ĐẤT RỪNG TRỒNG KEO LAI Ở CÁC TUỔI KHÁC NHAU TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 7 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.