NHẬN BIẾT NHANH GỖ CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY VƯỜN Ở VIỆT NAM BẰNG CẤU TẠO THÔ ĐẠI


Các tác giả

  • Bùi Hữu Thưởng Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Lưu Quốc Thành Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Vũ Thị Hồng Thắm Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Vũ Thị Ngoan Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Hà Tiến Mạnh Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trần Đức Trung Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Cấu tạo gỗ, cây vườn,, Xoài,, Sấu,, Dâu gia xoan,, Mít,, Vải, , Nhãn

Tóm tắt

Một số loài cây vườn như Xoài (Mangifera indica), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Dâu gia xoan (Allospondias lakonensis), Mít (Artocarpus heterophyllus), Vải (Litchi chinensis), Nhãn (Dimocarpus longan),... ngoài việc cho quả còn là nguồn cung cấp gỗ trong xây dựng, làm đồ mộc thông thường thậm chí cả đồ mộc mỹ nghệ và điều này cũng làm tăng nhu cầu về nhận biết nhanh gỗ những loài nêu trên bằng cấu tạo thô đại. Tham khảo một số tài liệu mô tả cấu tạo gỗ đã công bố, quan sát mẫu gỗ lưu trữ để kiểm tra lại hay mô tả mới (đối với những loại gỗ chưa được mô tả), đồng thời tiến hành chụp ảnh cấu tạo gỗ, chúng tôi giới thiệu tài liệu nhận biết nhanh 6 loại gỗ vườn nêu trên. Các đặc điểm cấu tạo đặc trưng nhất của mỗi loại gỗ như sau: Gỗ Xoài: mạch đơn và kép ngắn, phân tán; mô mềm bao quanh mạch hình cánh, cánh nối tiếp, có thể bít dạng màng mỏng; mô mềm thành dải tận cùng và dải hẹp gián đoạn; Gỗ Sấu: mạch đơn và kép ngắn (3 - 4 mạch), phân tán, thường có thể bít dạng màng mỏng. Gỗ Dâu gia xoan: mạch đơn và kép ngắn, phân tán hoặc xếp nửa vòng mạch, đôi khi có những nhóm mạch nhỏ ở cuối vùng gỗ muộn. Gỗ Mít: màu vàng đặc trưng, mạch đơn và kép ngắn phân tán, thường có chất chứa màu trắng, mô mềm bao quanh mạch hình cánh và hình cánh nối tiếp. Gỗ Nhãn: mạch đơn và kép ngắn phân tán hoặc xếp nửa vòng, mặt gỗ mịn. Gỗ Vải: màu nâu hồng đặc trưng, mạch đơn và kép ngắn phân tán, thường có chất chứa màu trắng, mặt gỗ mịn.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đình Hưng, 1990. Nghiên cứu cấu tạo giải phẫu gỗ một số loài cây gỗ ở Việt Nam để định loại theo các đặc điểm cấu tạo thô đại và hiển vi. Luận văn phó tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội.

2. Nguyễn Tử Kim, Nguyễn Đình Hưng, Đỗ Văn Bản, Nguyễn Tử Ưởng, 2015. Át-lát cấu tạo, tính chất gỗ và tre Việt Nam, tập II, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11349, 2016. Giải phẫu gỗ - Cây hạt kín - Thuật ngữ và định nghĩa.

4. Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm - Bộ NN và PTNT, 2000. Tên cây rừng Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

5. H.G. Richter and M.J. Dallwitz, 2019. Commercial timbers: descriptions, illustrations, identification, and information retrieval. https://www.delta-intkey.com/wood/en/

6. http://www.theplantlist.org/tpl/record

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

11

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Thưởng, B.H., Thành, L.Q., Thắm, V.T.H., Ngoan, V.T., Mạnh, H.T. và Trung, T. Đức 2024. NHẬN BIẾT NHANH GỖ CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY VƯỜN Ở VIỆT NAM BẰNG CẤU TẠO THÔ ĐẠI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>