NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG TRÀM GIÓ (Melaleuca cajupti Powell) in vitro Ở VÙNG ĐỒI VÀ VÙNG CÁT TẠI THỪA THIÊN HUẾ


Các tác giả

  • Tôn Thất Ái Tín Công ty TNHH Nhà nước MTV Lâm nghiệp Tiền Phong
  • Hoàng Huy Tuấn Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Từ khóa:

Cây Tràm gió in vitro, kỹ thuật trồng, Thừa Thiên Huế

Tóm tắt

Cây Tràm gió (Melaleuca cajupti Powell) thuộc họ Sim Myrtaceae là cây có giá trị dược liệu được trồng phổ biến tại tỉnh Thừa Thiên Huế làm nguyên liệu chiết xuất tinh dầu. Nghiên cứu này đã xác định được ảnh hưởng của các nhân tố mật độ, kích thước hố đào và lượng phân bón lót đến tỷ lệ sống, sinh trưởng và phát triển cây Tràm gió in vitro trồng trên vùng đất đồi và đất cát ở Thừa Thiên Huế. Kết quả đánh giá sau 1 năm trồng cho thấy, mật độ trồng thích hợp ở vùng đất cát và đất đồi 10.000 cây/ha, kích thước hố 40 ´ 40 ´ 40 cm phù hợp ở vùng đồi và vùng cát kích thước hố là 30 ´ 30 ´ 30 cm. Bón lót phân vi sinh Sông Hương liều lượng 0,5 kg/hố, cây trên đất đồi cho sinh trưởng tốt nhất với tỷ lệ sống đạt trên 90,0%, chiều cao vút ngọn 141,1 cm, đường kính gốc đạt 2,6 cm, đường kính tán trên 72,0 cm và có bình quân 72,0 cành/cây; trong khi đó ở vùng đất cát, công thức bón lót phân vi sinh Sông Hương tốt nhất ở liều lượng 1,0 kg/hố cho tỷ lệ sống đạt trên 89,5%, chiều cao vút ngọn, đường kính gốc, đường kính tán theo lần lượt 60,0 cm, 0,84 cm, 31,5 cm và có bình quân 28,9 cành/cây.

Tài liệu tham khảo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2004. Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 145 -2006: Quy trình kỹ thuật trồng rừng Tràm lá dài (Melaleuca leucadendra L.). Ban hành kèm theo quyết định số 4108 QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Xuân Quát, Hoàng Chương và Nguyễn Minh Chí, 2004. Một số ý kiến về cây Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 11 (1600-1602).

Đào Trọng Hưng, Nguyễn Quyết Chiến và Nguyễn Xuân Dũng, 2006. Một số đặc điểm sinh học và tinh dầu của cây Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) trong các điều kiện sinh thái khác nhau ở Bình Trị Thiên, tr. 238-242.

Đỗ Tất Lợi, 2004. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr. 740.

Lã Đình Mỡi, 2001. Cây tràm - Melaleuca cajuputi Powell,1809. Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp Hà Nội, 274-285.

Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh và Ngũ Kim Khôi, 2006. Phân tích thống kê trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Châu Thị Thanh, Hoàng Phước Thôi, Nguyễn Trọng Hồng, Lê Thị Phương Thảo và Phạm Thị Phương Thảo, 2018. Nghiên cứu sản lượng nguyên liệu, năng suất và một số chỉ tiêu chất lượng tinh dầu Tràm gió (Melaleuca cajuputi Powell) được chưng cất thủ công ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Kỳ 2 - tháng 8/2018, trang 99-106.

Lê Thị Phương Thảo, Châu Thị Thanh, Nguyễn Duy Phong, Ngô Thị Phương Anh và Phạm Thị Phương Thảo, 2018. Thực trạng canh tác cây Tràm gió trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Kỳ 2 - tháng 9/2018, trang 102-108.

Hồ Thắng, 2021. Xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm dầu tràm Huế của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, 4(167), 66-81.

Thủ tướng Chính Phủ, 2014. Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyêt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, 2020. Quyết định số 1622/QĐ-UBND ngày 06 tháng 07 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Phê duyệt đề án phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030.

Tải xuống

Đã xuất bản

28-05-2024

Số lượt xem tóm tắt

4

PDF Tải xuống

5

Cách trích dẫn

[1]
Tín, T.T. Ái và Tuấn, H.H. 2024. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG TRÀM GIÓ (Melaleuca cajupti Powell) in vitro Ở VÙNG ĐỒI VÀ VÙNG CÁT TẠI THỪA THIÊN HUẾ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 5 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết