ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐBIỆN PHÁP KỸTHUẬT TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG SA MỘC (Cunninghamia lanceolata(Lamb.) Hook) ỞQUẢNG NINH


Các tác giả

  • Đặng Văn Thuyết Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Nguyễn Toàn Thắng Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Đinh Hải Đăng Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Đào Trung Đức Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Dương Quang Trung Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Lê Thị Hạnh Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Trần Anh Hải Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Lê Thị Ngọc Hà Nghiên cứu sinh tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Sa mộc, kỹ thuật trồng rừng, Quảng Ninh

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng Sa mộc tại Quảng
Ninh ở giai đoạn sau trồng 39 tháng cho thấy: Cây Sa mộc ở các thí nghiệm
trồng rừng có sinh trưởng đường kính gốc đạt 2,4 - 4,9 cm, chiều cao 1,8 -
3,1 m, đường kính tán 0,9 - 2 m. Ở thí nghiệm làm đất trồng rừng sinh
trưởng đường kính gốc đạt 3,4 - 4,1 cm, cao nhất là 4,1 cm ở công thức Đ4
(cuốc hố 60 60 60 cm), sinh trưởng chiều cao đạt 2,1 - 2,5 m. Ở thí
nghiệm tuổi cây con đem trồng rừng sinh trưởng đường kính gốc đạt 3,1 -
3,3 cm, chiều cao đạt 2 - 2,1 m, sinh trưởng đường kính gốc đạtcao nhất là
3,3 cm ở công thức TC2 (cây con 12 tháng tuổi) và TC3 (cây con 15 tháng
tuổi). Ở thí nghiệm mật độ trồng rừng sinh trưởng đường kính gốc đạt 3,3 -
4,9 cm, chiều cao đạt 2,3 - 3,1 m, sinh trưởng đường kính gốc đạt cao nhất
là 4,9 cm, chiều cao 3,1 m ở công thức M5 (3.300 cây/ha). Ở thínghiệm
bón phân sinh trưởng đường kính gốc đạt 2,8 - 3,7 cm, chiều caođạt 1,8 -
2,1 m, sinh trưởng đường kính gốc đạt cao nhất là 3,7 cm và chiều cao đạt
cao nhất 2,1 m ở công thức P4 (bón 110g urê + 350 g supe lân + 50 g kali).
Ở thí nghiệm tỉa cành sinh trưởng đường kính gốc đạt 2,4 - 2,9 cm, chiều
cao đạt 1,6 - 1,8 m, sinh trưởng đường kính gốc đạt cao nhất là2,9 cm, chiều
cao đạt 1,8 m ở công thức C3 (tỉa cành từ gốc lên độ cao 30% chiều cao cây).

Tài liệu tham khảo

1. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000. Thực vật rừng. Giáo trình Trường Đại học Lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ NN&PTNT, 2014. Quyết định số 4961/2014/QĐ-BNN-TCLN ngày 17/11/2014 Ban hành danh mục các loài cây chủ lực cho trồngrừng sản xuất và các loài cây chủ yếu chotrồng rừng theo các vùng sinh thái lâm nghiệp.

3. Bộ NN&PTNT, 2018. Thông tư số 30/2018/TTBNNPTNT ngày 16/11/2018về Quy định danh mục loài cây lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp.

4. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2010. Kỹ thuật trồng một số loài cây lấy gỗ. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

3

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Thuyết, Đặng V., Thắng, N.T., Đăng, Đinh H., Đức, Đào T., Trung, D.Q., Hạnh, L.T., Hải, T.A. và Hà, L.T.N. 2024. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐBIỆN PHÁP KỸTHUẬT TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG SA MỘC (Cunninghamia lanceolata(Lamb.) Hook) ỞQUẢNG NINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3