ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG GỖ CÂY CHIÊU LIÊU NƯỚC (Terminalia calamansanai Rolfe)
Từ khóa:
Chiêu liêu nước,, tính chất vật lý, tính chất cơ học, sử dụng gỗTóm tắt
Cây Chiêu liêu nước có tên khoa học là Terminalia calamansanai Rolfe
thuộc họ Bàng (Combretaceae). Chiêu liêu nước có thể gặp ở một số nước
như Campuchia, Thái Lan, Myanma, Philippin, Malaysia... Ở Việt Nam,
cây mọc ở vùng núi Nam Trung Bộ, Gia Lai, Kontum và mọc phổ biến ở
các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Núi Dinh - Bà Rịa - Vũng Tàu, vùng đồi núi
thấp, Kiên Giang, Hà Tiên, Phú Quốc. Nghiên cứu tính chất vật lý, cơ học
gỗ Chiêu liêu nước góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc sử dụng gỗ
loài cây này hiệu quả. Kết quả cho thấy, gỗ Chiêu liêu nước có nhiều tính
chất vật lý, cơ học thấp nên việc sử dụng gỗ có thể cho những mục đích
không đòi hỏi chịu lực, riêng khả năng chịu va đập tốt nên có thể làm tàu
thuyền gỗ thông thường. Phù hợp cho mục đích làm nguyên liệu sản xuất
ván bóc, ván ghép thanh, tương đối phù hợp để làm nguyên liệu sản xuất
ván lạng, đồ gỗ nội thất. Gỗ Chiêu liêu nước tương đương một số loại gỗ
xếp nhóm V khi phân loại theo các tính chất cơ lý áp dụng cho các loại gỗ
dùng để chịu lực chủ yếu là trong xây dựng và giao thông vận tải. Tỷ lệ
giữa co rút theo phương tiếp tuyến và xuyên tâm 1,3, hệ số co rút thể tích
tương đối thấp nên thuận lợi trong quá trình sấy gỗ. Gỗ Chiêu liêu nước dễ
bị nấm biến màu tấn công ngay sau khi chặt hạ, do vậy cần có biện pháp xẻ,
sấy ngay sau khi khai thác hoặc xử lý bảo quản chống nấm
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Đình Hưng, Lê Thu Hiền, 2008. Các loại gỗ thông dụng ở Việt Nam, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý, cơ học và hướng sử dụng. NXB Nông nghiệp.
2. Phạm Thế Dũng, 2017. Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng cây gỗ lớn mọc nhanh Thanh thất và Chiêu liêu nước trên một số vùng sinh thái trọng điểm.
3. Trần Hợp, Nguyễn Bội Quỳnh, 1993. Cây gỗ kinh tế. NXB Nông nghiệp.
4. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8043, TCVN 8044, TCVN 8047, TCVN 8048, TCVN 1072, TCVN 12619-1.