ẢNH HƯỞNG CỦA NẤM RỄ NỘI CỘNG SINH AM (Arbuscular mycorrhiza) TỚI SINH TRƯỞNG VÀ CẢI TẠO ĐẤT BÃI THẢI THAN QUẢNG NINH CỦA KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium) Ở VƯỜN ƯƠM


Các tác giả

  • Vũ Quý Đông Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Lê Quốc Huy Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
  • Đoàn Đinh Tam Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

Tóm tắt

Giải pháp công nghệ sinh học môi trường (Bioremediation) kết hợp sử dụng sản phẩm công nghệ vi sinh (Microbialremediation) với thực vật (Phytoremediation) được áp dụng hiệu quả cho cải tạo phục hồi các khu vực bãi thải, khai thác mỏ hoang hóa, ô nhiễm, phục hồi thảm thực vật rừng và cảnh quan hệ sinh thái với các giá trị tự nhiên vốn có. Đất bãi thải mỏ than Chính Bắc và Nam Đèo Nai (Quảng Ninh) được sử dụng để trồng Keo tai tượng bón nhiễm 400 IP chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM tại vườn ươm Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, đối chứng không bón nhiễm. Sau 6 tháng thí nghiệm kết quả đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm AM tới khả năng sinh trưởng và cải tạo đất bãi thải than của Keo tai tượng (Acacia mangium) cho thấy: sinh trưởng đường kính D0 đã tăng 30 - 35% cao hơn so với đối chứng không bón nhiễm AM. Tất cả các chỉ số lý hó tính (pH KCl, P2O5, K2O, mùn, thành phần cơ giới) của đất bãi thải sau 6 tháng thí nghiệm với keo bón nhiễm AM đã được cải thiện tăng rõ rệt so với đất bãi thải ban đầu trước thí nghiệm và so với đối chứng không bón nhiễm AM. Các chỉ số kim loại nặng trong đất bãi thải cũng được đánh giá là giảm đáng kể, As giảm từ 0,3 - 1,1 mg/1000g đất, Pb giảm từ 1,1 - 2,4 mg/1000g đất và Cd giảm từ 0,2 - 0,5 mg/1000g đất so với ban đầu. Số lượng đơn vị xâm nhiễm AM (IP) tăng 5,5 lần so với đối
chứng không bón nhiễm AM trên cả 2 loại đất bãi thải (đất bãi thải ban đầu không có AM). Cộng sinh cố định đạm Rhizobium của lô bón nhiễm chế phẩm AM tăng lên đáng kể cả về số lượng, kích thước và hình thái; Vi khuẩn phân giải lân của lô thí nghiệm bón nhiễm chế phẩm AM có thay đổi hơn hẳn so với lô thí nghiệm không bón nhiễm chế phẩm AM

Tài liệu tham khảo

1. Ali, H., Khan, E., Sajad, M.A., 2013. Phytoremediation of heavy metals—concepts and applications. Chemosphere 91, 869 - 881.

2. Alloway, B.J., 1990. Heavy metals in soils. Blackie & Son Ltd.

3. Anh, B.T.K., Kim, D.D., Tua, T.V., Kien, N.T., Anh, D.T., 2011. Phytoremediation potential of indigenous plants from Thai Nguyen province, Vietnam.

4. Aranda, E., Scervino, J.M., Godoy, P., Reina, R., Ocampo, J.A., Wittich, R.-M., García-Romera, I., 2013. Role of arbuscular mycorrhizal fungus Rhizophagus custos in the dissipation of PAHs under root-organ culture

conditions. Environmental Pollution 181, 182 - 189.

5. Ban, Y., Xu, Z., Zhang, H., Chen, H., Tang, M., 2015. Soil chemistry properties, translocation of heavy metals, and mycorrhizal fungi associated with six plant species growing on lead -zinc mine tailings. Annals of

Microbiology 65, 503 - 515.

6. Cipriani, H.N., Dias, L.E., Costa, M.D., Campos, N.V., Azevedo, A.A., Gomes, R.J., Fialho, I.F., Amezquita,

S.P.M., 2013. Arsenic toxicity in Acacia mangium willd. and mimosa Caesalpiniaefolia benth. seedlings. Revista Brasileira de Ciência do Solo 37, 1423 - 1430.

7. Ghosh, M., Singh, S., 2005. A review on phytoremediation of heavy metals and utilization of it’s by products. Asian J Energy Environ 6, 18.

8. Ha, N.T.H., Sakakibara, M., Sano, S., Nhuan, M.T., 2011. Uptake of metals and metalloids by plants growing in a lead-zinc mine area, Northern Vietnam. Journal of Hazardous Materials 186, 1384 - 1391.

9. Hildebrandt, U., Regvar, M., Bothe, H., 2007. Arbuscular mycorrhiza and heavy metal tolerance. Phytochemistry 68, 139 - 146.

10. Justin, V., Majid, N.M., Islam, M., Abdu, A., 2011. Assessment of heavy metal uptake and translocation in Acacia mangium for phytoremediation of cadmium contaminated soil. J Food Agric Environ 9, 588 - 592.11. Li, X., Thornton, I., 1993. Multi-element contamination in soil and plant in the old mining area. UK Applied Geochemistry S 2, 1993151 - 1993561.

12. Majid, N.M., Islam, M., Mathew, L., 2012. Heavy metal uptake and translocation by mangium (Acacia mangium) from sewage sludge contaminated soil. Australian Journal of Crop Science 6, 1228.

13. Mohd, S.N., Majid, N.M., Shazili, N.A.M., Abdu, A., 2013. Growth performance, biomass and phytoextraction efficiency of Acacia mangium and Melaleuca cajuputi in remediating heavy metal contaminated soil. American Journal of Environmental Sciences 9, 310

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

11

PDF Tải xuống

5

Cách trích dẫn

[1]
Đông, V.Q., Huy, L.Q. và Tam, Đoàn Đinh 2024. ẢNH HƯỞNG CỦA NẤM RỄ NỘI CỘNG SINH AM (Arbuscular mycorrhiza) TỚI SINH TRƯỞNG VÀ CẢI TẠO ĐẤT BÃI THẢI THAN QUẢNG NINH CỦA KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium) Ở VƯỜN ƯƠM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>