SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA RỪNG TRỒNG KEO LAI Ở BÌNH ĐỊNH
Từ khóa:
Hiệu quả kinh tế, Rừng trồng,, Keo lai,, Bình ĐịnhTóm tắt
Các dòng Keo lai được trồng thuần loài ở xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định sinh trưởng trung bình, lượng tăng trưởng dao động từ 118,0 đến 130,9m3/ha/7 năm, trung bình là 124,3m3/ha, tăng trưởng trung bình năm là 17,8m3/ha, doanh thu dao động từ 86,6 - 101,8 triệu đồng/ha/7 năm. Lợi nhuận ròng dao động từ 29,4 triệu đồng đến 37,1 triệu đồng/ha/7 năm, IRR dao động từ 32% đến 35,8%, trung bình là 33,5%. Rừng trồng Keo lai lấy gỗ ở Phù Mỹ, Bình Định mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân, tạo được công ăn việc làm, nâng cao đời sống của người dân địa phương. Trồng rừng Keo lai đã tạo ra nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp giấy, ván dăm và phục vụ xuất khẩu nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ & sản phẩm của Việt Nam. Đồng thời, rừng trồng Keo lai góp phần vào việc phủ xanh đất trống đồi trọc, cải thiện môi trường.
Tài liệu tham khảo
1. Đỗ Doãn Triệu (1977). Đánh giá kinh tế các dự án đầu tư trồng rừng trong cơ chế thị trường. Bài giảng.
2. Henk Lette, Hennelen de Boo; IUCN (2005). Đánh giá kinh tế rừng và thiên nhiên (tài liệu chương trình tập huấn).
3. IUCN (2005). Bài giảng về xác định giá trị thị trường của rừng.