TÍNH ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI THÚ TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NGỌC SƠN - NGỔ LUÔNG, TÎNH HÒA BÌNH


Các tác giả

  • Đồng Thanh Hải Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Thú, thành phần loài,, mối đe dọa, Ngọc Sơn - Ngổ Luông, Hòa Bình

Tóm tắt

Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Ngọc Sơn - Ngổ Luông đặc trưng bởi hệ
sinh thái rừng trên núi đá vôi với tính đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên,
nghiên cứu về tính đa dạng thành phần loài thú, đặc biệt các thông tin cập
nhật về sự có mặt của các loài thú cũng như các mối đe dọa đến loài và sinh
cảnh còn hạn chế. Nghiên cứu này sẽ tập trung làm rõ các thông tin trên và
đề xuất các giải pháp bảo tồn cho khu hệ thú tại KBT. Thu thập số liệu
được tiến hành trong 2 đợt năm 2014 và 2015. Phương pháp phỏng vấn,
phương pháp điều tra theo tuyến và điểm được sử dụng để thu thập số liệu
liên quan đến nội dung nghiên cứu. Kết quả điều tra ghi nhận được 94 loài
thú thuộc 28 họ, 9 bộ. Trong đó, 46 (chiếm 50%) loài thú được xác định
quan trọng ưu tiên cho công tác bảo tồn. Hai mối đe dọa chính đến khu hệ
thú là săn bắn và phá hủy sinh cảnh sống (khai thác gỗ trái phép, lấn chiến
đất rừng làm nương rẫy, chăn thả gia súc...). Ba giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý bảo tồn khu hệ thú bao gồm: Bảo tồn loài và sinh cảnh,
xây dựng chương trình giám sát, cải thiện sinh kế cho người dân.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách đỏ Việt Nam, (phần I- động vật). Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

2. Cano, Phạm Quang Thiện, 2010. Điều tra đa dạng sinh học tại KBTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông, Hòa Bình.

3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2006. Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, về quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm, Hà Nội.

4. Lê Trọng Đạt, 2008. Báo cáo khảo sát động vật có xương sống tại Khu BTTN Ngọc Sơn-Ngổ Luông. Dự án Ngọc Sơn- Ngổ Luông, Chi cục Kiểm lâm Hòa Bình, Tổ chức bảo tồn Động thực vật quốc tế FFI.

5. Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009. Phân loại lớp thú (Mammalia) và đặc điểm khu hệ thú hoang dã Việt Nam. Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

6. Phạm Quang Tùng, 2013. Nghiên cứu quản lý đa dạng sinh học tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình.Luận án tiến sỹ Lâm nghiệp, Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

7. Đỗ Tước, Lê Trọng Trải, 1998. “Khảo sát khu hệ động vật khu BTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông”, Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ.

8. Công ước Cites, 2008. có tại: http://checklist.cites.org/#/en/search/output_layout=alphabetical&level_of_listing=

&show_synonyms=1&show_author=1&show_english=1&show_spanish=1&show_french=1&scientific_name=Nycticebus+bengalensis&page=1&per_page=20, [Ngày truy cập 25 tháng 11 năm 2015].

9. IUCN, 2015. IUCN Red List of Threatened Speicies, có tại: http://www.iucnredlist.org/search, [Ngày truy cập 25 tháng 11 năm 2015].

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

4

PDF Tải xuống

7

Cách trích dẫn

[1]
Hải, Đồng T. 2024. TÍNH ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI THÚ TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NGỌC SƠN - NGỔ LUÔNG, TÎNH HÒA BÌNH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết