BIỆN PHÁP CÔNG NGHỆ XỬ LÝ DIỆP LỤC CỦA QUẢ HỒI TƯƠI BẰNG HƠI NƯỚC BÃO HÒA


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Dưỡng Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Vũ Thị Hoàng Phương Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Hơi nước bão hòa,, xử ly diệp lục, quả hồi tươi, tổn thất tinh dầu

Tóm tắt

Dựa trên cơ sở kiến thức bản địa và những đặc tính hóa học của chất diệp lục thực vật, một số thử nghiệm sử dụng hơi nước bão hòa để xử lý mầu diệp lục của quả hồi tươi đã được tiến hành trong phòng thí nghiệm và trên quy mô pilot. Các thang nhiệt độ của hơi bão hòa được sử dụng là: 110 ± 2oC; 115 ± 2oC; 120 ± 2oC; 125 ± 2oC và 130 ± 2oC. Kết quả thử nghiệm cho thấy: 1 - thời gian xử lý chất diệp lục trên bề mặt quả hồi tươi tỷ lệ nghịch với nhiệt độ của hơi bão hòa; 2 - nếu xử lý chưa tới nhiệt thì bề mặt quả hồi tươi sẽ có màu xanh bợt, nhưng nếu xử lý quá nhiệt thì quả hồi tươi sẽ bị biến dạng bề mặt, nhũn và có màu đen sẫm. Trong điều kiện phòng thí
nghiệm, ứng với các thang nhiệt độ nói trên, thời gian xử lý chất diệp lục được xác định là 36 - 61 giây; còn trên quy mô pilot, khảo nghiệm với thiết bị có công suất 400 kg/giờ thời gian xử lýchất diệp lục được xác định là 70 - 90 giây. Lượng tinh dầu trong quả hồi tươi bị tổn thất do quá trình xử lý chất diệp lục bằng hơi nước trong phòng thí nghiệm cũng như trên quy mô pilot cũng đã được xác định. Trên quy mô phòng thí nghiệm tỷ lệ tổn thất tinh dầu bằng 3,71 - 4,02% tổng số tinh dầu chứa trong quả hồi; còn trên quy mô pilot con số này là 3,85 - 4,27%. Mặc dầu lượng tinh dầu bị tổn thất có cao hơn so với phương pháp chần qua nước sôi (2,82 - 3,22%), nhưng
hàm lượng tinh dầu của sản phẩm quả hồi khô sau khi xử lý chất diệp lục bằng hơi nước vẫn còn cao hơn so với yêu cầu của thị trường xuất khẩu

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Dưỡng, 2011. Báo cáo tổng kết đề tài “Thiết kế, chế tạo và chuyển giao hệ thống chưng cất tinh dầu hồi quy mô nhỏ”.

2. Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu, 1995. Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc, Nxb. Y học.

3. Vũ Ngọc Lộ và đồng tác giả, 1996. Những cây tinh dầu Việt Nam: Khai thác, chế biến, ứng dụng. Nxb. Khoa học & Kỹ thuật Hà Nội.

4. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7039: 2002.

5. Kephart, John C., 1995. "Chlorophyll derivatives-Their chemistry? Commercial preparation and uses". Journal of Ecological Botany 9: 3.

6. http://en.wikipedia.org/wiki/Chlorophyll.

7. Mednhicop F. A., 1976. Chlorophyll, tính chất hóa học và ứng dụng, Nxb. Công nghiệp rừng Matxcơva.

Tải xuống

Số lượt xem: 10
Tải xuống: 2

Đã xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Dưỡng, N.V. và Phương , V.T.H. 2024. BIỆN PHÁP CÔNG NGHỆ XỬ LÝ DIỆP LỤC CỦA QUẢ HỒI TƯƠI BẰNG HƠI NƯỚC BÃO HÒA. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết