NGHIÊN CỨU TẠO CHẾ PHẨM ĐA CHỦNG VI SINH VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÂ CỦA CHẾ PHẨM ĐỐI VỚI SÂN XUẤT CÂY CON THÔNG NHỰA (Pinus merkusii ) Ở VƯỜN ƯƠM


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thúy Nga Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Cây Thông nhựa, chế phẩm đa chủng vi sinh vật,, cây con

Tóm tắt

Thông là cây trồng đa mục đích, mang lại nguồn lợi về kinh tế và bảo vệ môi
trường. Tuy nhiên gieo ươm thông tại vườn ươm còn mắc nhiều bệnh, như bệnh
vàng còi do cây không có mối quan hệ cộng sinh với nấm, bệnh thối cổ rễ do
nấm Fusarium oxysporum. Việc tạo chế phẩm vi sinh vật đa chủng giúp tăng
sinh trưởng và hạn chế bệnh của cây Thông nhựa, đáp ứng được nhu cầu tạo ra
những cây con chất lượng cao cho công tác trồng rừng. Điều này là rất cần thiết
và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn. Chế phẩm đa chủng vi sinh vật có thành phần
trong 10kg nguyên liệu có 35% bột apatit, 35% mùn, 20% Potassium
polyacrylamide, 5g bào tử hữu tính nấm Pisolithus tinctorius, 500ml dung dịch
VSV sinh IAA, 500ml dung dịch VSV phân giải lân, 500ml dung dịch VSV đối
kháng với nấm bệnh và 500ml dung dịch VSV cố định nitơ, mang lại mật độ tế
bào cao nhất và hoạt tính của các chủng vi sinh vật tốt nhất. Chế phẩm đa chủng
vi sinh vật có mật độ tế bào ít thay đổi khi bảo quản ở nhiệt độ phòng với thời
gian 6 tháng, bón 2 gam chế phẩm đa chủng vi sinh vật cho 1 cây con ở vườn
ươm, sau thời gian 2 tháng ít có sự khác biệt về chiều cao và đường kính gốc.
Sau 4 tháng, 6 tháng và 8 tháng, bón 2 gam chế phẩm đều cho kết quả vượt trội về chiều cao và đường kính gốc, tăng 23% về chiều cao và 28% đường kính gốc so với công thức đối chứng. Chiều cao Thông nhựa sau 8 tháng đạt 22,6cm đường kính gốc đạt 4,12mm, cho tỷ lệ bị bệnh thấp nhất, tỷ lệ cộng sinh cao nhất so với các công thức bón liều lượng vi sinh khác và công thức đối chứng.

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Việt Cường, 2004. “Nghiên cứu sản suất phân bón vi sinh đa chủng chức năng cho cây công nghiệp ở quy mô Pilot” - Báo cáo khoa học

2. Nguyễn Sỹ Giao. 1996. Remarks on Mycorrhiza of some tree species in Vietnam. Proc. Inter. Workshop BIOREFOR. Bangkok.

3. Jinwi Kim, 2000. Isolation and purification of antifulgal compound and lactamase inhibitor from endophytic bacteria MS thesis, SNU

4. Fries N., 1978. Basidiospore germination in some mycorrhiza forming hymenomycetes. Transactions of the British Mycological Society 70: 319 - 324.

Tải xuống

Số lượt xem: 5
Tải xuống: 4

Đã xuất bản

23-02-2024

Cách trích dẫn

[1]
Nga, N.T.T. 2024. NGHIÊN CỨU TẠO CHẾ PHẨM ĐA CHỦNG VI SINH VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÂ CỦA CHẾ PHẨM ĐỐI VỚI SÂN XUẤT CÂY CON THÔNG NHỰA (Pinus merkusii ) Ở VƯỜN ƯƠM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả