MÔ HÌNH MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH SẤY QUY CHUẨN GỖ KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium Willd.)


Các tác giả

  • Hà Tiến Mạnh Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
  • Bùi Duy Ngọc Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
  • Trần Đăng Sáng Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
  • Phạm Văn Chương Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Keo tai tượng, mô hình toán học,, mô phỏng quá trình sấy

Tóm tắt

Một mô hình toán học đủ mạnh đã được xây dựng để mô phỏng quá trình
vận chuyển ẩm và vận chuyển nhiệt khi sấy quy chuẩn gỗ Keo tai tượng
(Acacia mangium Willd.). Mô hình này sử dụng nền tảng lập trình của mô
hình Transpore hai chiều với các dữ liệu thông số môi trường sấy nhập vào
tương tự như mẻ sấy thực nghiệm để so sánh đánh giá hiệu lực dự đoán của
mô hình. Các đặc tính của gỗ Keo tai tượng bao gồm khối lượng riêng, độ
rỗng, điểm bão hòa thớ gỗ (FSP), hệ số thấm dẫn, hệ số khuếch tán là nhóm
dữ liệu nhập vào thứ hai cho mô hình đã được xác định một cách bài bản và
tỉ mỉ trong nghiên cứu khác làm tính chính xác khi dự đoán tổng thời gian
sấy của mô hình là tương đối cao (sai số 9,7% khi so sánh với mẻ sấy thực
nghiệm). Kết quả mô phỏng liên tục theo suốt thời gian sấy của mô hình
được thể hiện trên 4 đồ thị gồm 2 đồ thị lưới 3D mô phỏng diễn biến ẩm và
nhiệt tại tất cả các vị trí theo 2 mặt cắt ngang và dọc của thanh gỗ, 1 đồ thị
2D mô phỏng độ ẩm bề mặt và độ ẩm trung bình của thanh gỗ, 1 đồ thị 2D
mô phỏng nhiệt độ bề mặt và trong tâm thanh gỗ. Kết quả so sánh 2 đường
diễn biến giảm độ ẩm (MC) của mẻ sấy thử nghiệm và mô hình cho thấy
sai số bình phương trung bình gốc (RMSE) tổng thể cho cả quá trình sấy từ
MC ban đầu đến MC cuối cùng được tính toán là tương đối lớn (20,82%).
Giai đoạn sấy từ khi gỗ còn tươi về FSP, sự sai khác này là rất lớn, trong
khi giai đoạn sấy tiếp theo, 2 đường đồ thị này là rất trùng khớp nhau. Với
những kết quả bước đầu đạt được, mô hình này là một công cụ tốt giúp dự
đoán và mô phỏng quá trình sấy trong nghiên cứu lựa chọn chế độ sấy cho
các loại gỗ lá rộng.

Tài liệu tham khảo

1. Hà Tiến Mạnh, Phạm Văn Chương, Bùi Duy Ngọc, Đỗ Văn Bản, Nguyễn Đức Thành, Bùi Hữu Thưởng, 2021. Một số đặc điểm cấu tạo của gỗ Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.) ảnh hưởng đến quá trình sấy. Tạp chí

Khoa học Lâm nghiệp. 2, 100 - 112.

2. Manh, H. T., Redman, A. L., Van, C. P., Ngoc, B. D., 2022. Mass transfer properties of Acacia mangiumplantation wood. Maderas-Cienc Tecnol. 24(2), 1 - 12.

3. Pang, S., 2007. Mathematical Modeling of Kiln Drying of Softwood Timber: Model Development, Validation, and Practical Application. Dry. Technol. 25(3), 421 - 431.

4. Perré, P., Turner, I. W., 1999. Transpore: a generic heat and mass transfer computational model for understanding and visualising the drying of porous media. Dry. Technol. 17(7 - 8), 1273 - 1289.

5. Redman, A. L., Baillères, H., Perré, P., Carr, E. J., Turner, I. W., 2017. A relevant and robust vacuum -drying model applied to hardwoods. Wood Sci.Technol. 51, 701 - 719.

6. Salin, J. G., 1991. Modeling of wood drying: A bibliography. Dry. Technol. 9(3), 775 - 793.

Tải xuống

Số lượt xem: 8
Tải xuống: 0

Đã xuất bản

22-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Mạnh, H.T., Ngọc, B.D., Sáng, T. Đăng và Chương, P.V. 2024. MÔ HÌNH MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH SẤY QUY CHUẨN GỖ KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium Willd.). TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>