MỨC ĐỘ CHÊNH LỆCH ẨM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KHUYẾT TẬT TRONG QUÁ TRÌNH SẤY GỖ KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium Willd.)


Các tác giả

  • Hà Tiến Mạnh Viện Nghiên cứu Công nghiệp Rừng
  • Bùi Duy Ngọc Viện Nghiên cứu Công nghiệp Rừng
  • Nguyễn Thị Phượng Viện Nghiên cứu Công nghiệp Rừng
  • Trần Đức Trung Viện Nghiên cứu Công nghiệp Rừng
  • Phạm Văn Chương Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa:

Mức độ chênh lệch ẩm, sự phát triển khuyết tật gỗ sấy, Keo tai tượng

Tóm tắt

Nghiên cứu này đã xác định được mức độ chênh lệch ẩm và quá trình phát triển khuyết tật gỗ Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.) trong suốt quá trình sấy quy chuẩn. Hai mẻ sấy cứng với dốc sấy U = 4,5 - 5,0 và mềm với dốc sấy U = 2,0 - 2,5 đã được thí nghiệm để xác định mức độ chênh lệch ẩm theo chiều dày tấm gỗ bằng phương pháp cắt lát và diễn biến các khuyết tật nứt mặt, nứt đầu, mo móp, cong vênh bằng tiêu chuẩn AS/NZS 4787:2001 và AS 2082:2007 tại 4 thời điểm trước sấy, khi độ ẩm gỗ (MC) đạt 50%, 20% và sau sấy. Kết quả khảo sát cho thấy diễn biến chênh lệch ẩm có liên quan rõ ràng đến sự phát triển của các khuyết tật suốt quá trình sấy và mức độ chênh lệch ẩm cũng như khuyết tật ở hai mẻ sấy là khác nhau. Sự giảm ẩm ở lớp bề mặt tấm gỗ trong mẻ sấy cứng nhanh hơn và nhanh chóng xuống dưới điểm bão hòa thớ gỗ (FSP) trong giai đoạn từ khi bắt đầu sấy về MC 50% làm cho chênh lệch ẩm giữa tâm và bề mặt (cao nhất 140%) là lớn hơn so với mẻ sấy mềm (cao nhất 100%). Đây là nguyên nhân khiến khuyết tật nứt mặt, nứt đầu, mo móp, cong vênh ở mẻ sấy cứng có mức độ lớn hơn và nhiều hơn so với mẻ sấy mềm. Mức độ chênh lệch ẩm có xu hướng giảm khi tiếp tục sấy do lớp bề mặt đã bắt đầu khô chậm lại và lớp phía trong tiếp tục khô và khi kết thúc đạt 24% và 14% lần lượt ở mẻ sấy cứng và mẻ sấy mềm. Đây là lý do làm các vết nứt có xu hướng đóng dần lại. Mức độ mo móp ở mẻ sấy cứng (4-6 mm) lớn hơn nhiều ở mẻ sấy mềm (trong khoảng 0,5 mm) làm cho cấp chất lượng gỗ sấy ở mẻ sấy cứng phân theo tiêu chí này đạt mức thấp (loại E theo AS/NZS 4787:2001). Sự phát triển cong vênh ở mẻ sấy mềm hầu như không có nhưng ở mẻ sấy cứng, xu hướng tăng cong vênh xuất hiện suốt quá trình sấy (chiều cao cong vênh tăng lên 2-3 mm khi kết thúc quá trình sấy). Mức độ chênh lệch ẩm của mẻ sấy cứng luôn cao hơn mẻ sấy mềm ở cả 4 thời điểm kiểm tra là nguyên nhân của mức độ khuyết tật gỗ sấy ở mẻ sấy cứng luôn cao hơn mẻ sấy mềm

Tài liệu tham khảo

1. AS/NZS 4787:2001 Timber - assessment of drying quality. AS/NZS, Standards Australia International Ltd, NSW and Standards New Zealand, Wellington, p. 22.

2. Đỗ Văn Bản, 2012. Nghiên cứu một số giải pháp công nghệ làm giảm nứt vỡ gỗ Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis Dehnh.) ở Việt Nam để sản xuất gỗ xẻ cho đồ mộc thông dụng. Luận án tiến sĩ kỹ thuật. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội

3. Booker, R.E., 1977. Problems in the measurement of longitudinal sapwood permeability and hydraulic conductivity. N Z J For Sci. 7, 297-306.

4. Boone, R.S., Kozlik, C.J., Bois, P.J., Wengert, E.M., 1988. Dry Kiln Schedules for Commercial Woods -Temperate and Tropical. U.S. Department of Agriculture, Forest Service, Forest Products Laboratory Madison, WI.

5. Chen, Z., 1997. Primary driving force in wood vacuum drying, Ph.D. Thesis, Wood Science and Forest Products, Virginia Tech, Faculty of the Virginia Polytechnic Institute and State University, USA

6. Vũ Huy Đại, 2006. Giáo trình sấy gỗ. Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

7. Hà Tiến Mạnh, Phạm Văn Chương, Bùi Duy Ngọc, Đỗ Văn Bản, Nguyễn Đức Thành, Bùi Hữu Thưởng, 2021. Một số đặc điểm cấu tạo của gỗ Keo tai tượng (Acacia mangium) ảnh hưởng đến quá trình sấy. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp. 2, 100-112.

8. Manh, H.T., Redman, A.L., Van, C.P., Ngoc, B.D., 2022. Mass transfer properties of Acacia mangiumplantation wood. Maderas-Cienc Tecnol. 24, 1-12.

9. McMillen, J.M., 1958. Stresses in wood during drying. Forest Products Laboratory, Forest Service, U. S. Department of Agriculture, in cooperation with the University of Wisconsin, Madison, Wisconsin, USA.

10. Perré, P., 2007. Fundamentals of wood drying. European COST and A.R.BO.LOR, Nancy, France.

11. Siau, J.F., 1984. Transport Process in Wood. Springer-Verlag, Berlin, Heidelberg.

12. Skaar, C., 1988. Wood-Water Relationships. Springer-Verlag, Berlin, Heidelberg.

13. Walker, J.C.F., 2006. Primary wood processing: Principles and practice. Springer-Dordrecht, The Netherlands.

14. Yuniarti, K., 2015. Intermittent drying of Eucalyptus Saligna, Ph.D. Thesis, School of Ecosystem and Forest Science, Faculty of Science, University of Melbourne, Melbourne, Australi

Tải xuống

Số lượt xem: 5
Tải xuống: 1

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Mạnh, H.T., Ngọc, B.D., Phượng, N.T., Trung, T. Đức và Chương, P.V. 2024. MỨC ĐỘ CHÊNH LỆCH ẨM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KHUYẾT TẬT TRONG QUÁ TRÌNH SẤY GỖ KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium Willd.). TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 > >>