MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐẶC BIỆT ĐỂ NHẬN BIẾT GỖ BẰNG LĂNG Lagerstroemia calyculata Kurz VÀ GỖ SẾN MỦ Shorea roxburgii G.Don


Các tác giả

  • Vũ Thị Hồng Thắm Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
  • Lưu Quốc Thành Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
  • Vũ Thị Ngoan Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
  • Bùi Hữu Thưởng Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

Từ khóa:

Cấu tạo gỗ,, nhận dạng gỗ, Bằng lăng,, Sến mủ

Tóm tắt

Một số đặc điểm cấu tạo thô đại và hiển vi nổi bật hai loài gỗ Bằng lăng (Lagerstroemia calyculata Kurz) và gỗ Sến mủ (Shorea roxburgii G.Don) được xác định làm căn cứ để nhận biết gỗ. Gỗ Bằng lăng có các đặc điểm đáng chú ý: Gỗ dác và gỗ lõi phân biệt; trên mặt cắt ngang có nhiều vết tủy, dễ thấy; thớ gỗ mịn, thẳng thớ; gỗ cứng, nặng; Mạch đơn và kép ngắn (2 - 4 mạch), mạch gỗ phân bố theo kiểu phân tán, mạch nửa vòng với số lượng khoảng 10 mạch/mm 2 ; Tia gỗ nhỏ, thường tia 1 dãy tế bào; Lỗ thông ngang giữa các ống mạch là lỗ thông ngang đơn, có vách, sắp xếp theo dạng sole; có tinh thể hình lăng trụ trong sợi gỗ và trong ngăn của tế bào mô mềm, sợi gỗ có vách ngăn. Gỗ Sến mủ có đặc điểm chú ý: Gỗ dác và lõi phân biệt; Vòng năm không rõ ràng, trên mặt cắt ngang có thấy ống dẫn nhựa làm thành dải theo hướng tiếp tuyến; Mặt gỗ thô, chéo thớ; Gỗ cứng và nặng; Mạch đơn và kép ngắn, phân bố phân tán, trong mạch có chất chứa màu trắng hoặc màu nâu thẫm; Tia gỗ nhỏ, mật độ cao, tia dị hình. Có tinh thể oxalat phân tán rải rác trong tia; Tế bào mô mềm vây quanh mạch theo hình cánh và liên kết thành giải hẹp, ngắn, dài theo hướng tiếp tuyến; Lỗ thông ngang đơn, sắp xếp sole, lỗ thông ngang giữa mạch và tia lớn hơn lỗ thông ngang giữa mạch gỗ.

Tài liệu tham khảo

1. Sách đỏ Việt Nam, 2007. Phần II. Thực vật. NXB KHTN&CN.

2. Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm - Bộ NN và PTNT, 2002. Tên cây rừng Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

3. Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, 2021. Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 03: 2021/CNR Gỗ - Phương pháp định loại gỗ.

4. Nghị định số: 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

5. Trần Hợp và Nguyễn Bội Quỳnh, 2013. Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Website: https://www.delta-intkey.com/wood/en/www/lytlabal.htm

7. Nguyễn Tử Kim, Đỗ Văn Bản và Nguyễn Đình Hưng, 2015. Átlát cấu tạo, tính chất gỗ và tre Việt Nam, tập I. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

11

PDF Tải xuống

1

Cách trích dẫn

[1]
Thắm, V.T.H., Thành, L.Q., Ngoan, V.T. và Thưởng, B.H. 2024. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐẶC BIỆT ĐỂ NHẬN BIẾT GỖ BẰNG LĂNG Lagerstroemia calyculata Kurz VÀ GỖ SẾN MỦ Shorea roxburgii G.Don. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 6 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả