NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH CÂY BẠCH TÙNG (Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub)


Các tác giả

  • Lê Thị Thúy Hòa Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Lê Hồng Én Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Bùi Văn Trọng Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Nguyễn Thanh Nguyên Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Nguyễn Thanh Nguyên Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Giang Thị Thanh Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Từ khóa:

Bạch tùng,, che sáng, phân bón, nảy mầm

Tóm tắt

Bạch tùng là một loài cây gỗ bản địa có kích thước lớn, có giá trị kinh tế cao. Trong thời gian gần đây, loài cây này đang bị khai thác triệt để, các quần thể Bạch Tùng lại có phân bố rải rác. Do đó, nếu không có những biện pháp bảo tồn và khai thác nguồn gen theo hướng bền vững, loài cây này sẽ đối mặt với nguy cơ nguy cấp trong tương lai gần. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học hạt giống, ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng nảy mầm của hạt cũng như ảnh hưởng của phân bón và chế độ che sáng đến sinh trưởng cây con giai đoạn vườn ươm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trung bình 1 kg hạt có khoảng 8.811 hạt với chiều dài trung bình hạt là 0,65 ± 0,03 cm và chiều rộng trung bình 0,54 ± 0,03 cm. Hạt tươi có hàm lượng nước trung bình 43,14%. Sử dụng GA 3 ở dải nồng độ 100 ppm đến 400 ppm cho tỷ lệ nảy mầm cao trên 80%, trong khi công thức đối chứng có tỷ lệ nảy mầm là 61,67%. Sau 10 tháng thí nghiệm tưới phân NPK (30-10-10+TE), kết quả cho thấy chế độ tưới phân phù hợp là 10 ngày/lần với nồng độ 10 g/l cho chiều cao cây trung bình đạt 20,95 cm và đường kính gốc trung bình là 3,09 mm. Sau 10 tháng theo dõi thí nghiệm che sáng, cây con có sự tăng trưởng rõ rệt cả về chiều cao cây lẫn đường kính gốc. Chế độ che sáng phù hợp là 75% trước 4 tháng và 50% sau 4 tháng cho tăng trưởng chiều cao và đường kính gốc tốt nhất lần lượt là 24,79 cm và 3,64 mm.

Tài liệu tham khảo

1. Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng, 2020. Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng năm 2019.

2. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam. Quyển I. NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.

3. Trần Hợp và Nguyễn Bội Quỳnh, 1993. Cây gỗ kinh tế ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp.

4. Lê Cảnh Nam, 2016. Tuyển chọn một số loài cây Thông Caribe, Bạch tùng và Thông năm lá bổ sung tập đoàncây trồng rừng kinh tế tại Lâm Đồng. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp tỉnh Lâm Đồng.

5. Phạm Thị Mỹ Phương, Nguyễn Ngọc Quý, Tô Thị Mai Dung và Đoàn Văn Tú, 2020. Nghiên cứu khả năngnhân giống bằng hạt và sinh trưởng của cây Riềng ấm (Alpinia Zerumbet (Pers.)) có nguồn gốc từ Nhật Bản.Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, 62(7):46 - 49.

6. Nguyễn Hoàng Nghĩa và Trần Văn Tiến, 2006. Kết quả giâm hom Hồng Quang và Thông lông gà phục vụ bảo tồn nguồn gen. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 4:201 - 205

7. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2007. Át lát cây rừng Việt Nam. NXB Nông nghiệp.

8. Schmit L.H. and Luu N.D.T., 2004. Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laubenf. Seed Leaflet, 98.

9. Giang Thị Thanh và Hoàng Thanh Trường, 2019. Đặc điểm hình thái hạt giống và ảnh hưởng của phương phápxử lý đến khả năng nảy mầm của hạt giống Tam thất (Panax pseudoginseng Wall.) tại Lâm Đồng. Tạp chí Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn,352:112 - 117.

10. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam, 2021. Thông tin cây Bạch tùng. http://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=edir&v=Dacrycarpus%20imbricatus&list=species. Ngày truy cập 09 tháng 09 năm 2021.

12. Willan R.L, 1992. Hư

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

23

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Hòa, L.T.T., Én, L.H., Trọng, B.V., Nguyên, N.T., Nguyên, N.T. và Thanh, G.T. 2024. NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH CÂY BẠCH TÙNG (Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub) . TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>