ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG LOÀI THANH MAI (Myrica esculenta Buch. - Ham. ex D. Don) BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẠI LÂM ĐỒNG


Các tác giả

  • Phạm Ngọc Tuân Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Đà Lạt
  • Phan Hoàng Đại Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Đà Lạt
  • Võ Thị Kim Nga Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Đà Lạt
  • Mai Đức Bình`` Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Đà Lạt
  • Lương Văn Dũng Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Đà Lạt
  • Lê Cảnh Nam Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Nguyễn Thanh Nguyên Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Phan Xuân Huyên Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Hoàng Tất Dương Quỹ bảo vệvàphát triển rừng Lâm Đồng

Từ khóa:

Thanh mai in vitro, môi trường WPM,, Thanh mai Lâm Đồng, , sinh thái cây Thanh mai

Tóm tắt

Cây Thanh mai (Myrica esculenta) là một loài cây dược liệu có giátrị kinh tế,
được sử dụng với nhiều công dụng khác nhau, thuộc nhóm Actinorhizal plants
đã được chứng minh là hữu ích trong canh tác trên đất thiếu nitơ. Nghiên cứu
về các đặc điểm phân bố, lâm học, sinh thái, và nhân giống bằng kỹ thuật nuôi
cấy mô sẽ là cơ sở cho việc phát triển các mô hình trồng cây Thanh mai dưới
tán rừng thông tại Lâm Đồng. Tại Lâm Đồng có 2 phân loài/thứ Thanh mai
với/có vùng phân bố và kiểu phân bố khác nhau. Đối với loài Thanh mai quả
nhỏ, có phân bố ở Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Đà Lạt và
một phần huyện Di Linh, tham gia vào công thức tổ thành của những loài có
ưu thế sinh thái (IV% > 3%), đây là loài cây ưa sáng và chịu hạn, hàm lượng
mùn trong đất thấp, pH thấp (< 5,5). Ngược lại, đối với loài Thanh mai quả to
có phân bố chủ yếu ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, trong kiểu rừng lárộng
thường xanh và kiểu rừng hỗn giao cây lárộng lákim, với kiểu phân bố cụm
với số lượng cáthể phát triển thành cụm nhỏ (3-4cáthể) khắp khu vực, đây
là loài cây chịubóng, mọc ven khe suối, hàm lượng mùn trong đất cao, pH
trung bình (6-7). Nghiên cứu vềnhân giống bằng phương pháp nhân giống in
vitro,hạt Thanh mai được sử dụng làm mẫu cấy ban đầu để thiết lập các mẫu
chồi cấy. Sự phát triển của chồi Thanh mai trên các môi trường dinh dưỡng
bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng khác nhau: môi trường Murashige
và Skoog (MS) và môi trường cây thân gỗ (WPM), 6- benzyladenine (BA)
(0,5-1,5 mg/l), α-naphthaleneaceticd (NAA) và indole-3-butyric acid (IBA)
(0,5-1,5 mg/l) được khảo sát. Trong 9 tuần nuôi cấy, không có sự khác biệt
đáng kể giữa hai môi trường WPM và môi trường MS. Tuy nhiên, các đoạn
thân và lácủa mẫu chồi Thanh mai trong môi trường WPM lớn, thẳng và khỏe
hơn so với trong môi trường MS. Nồng độ BA tốt nhất cho mẫu Thanh mai
in vitrolà 0,5 mg/l BA. Nồng độ NAA tối ưu trong môi trường tạo rễ in vitro
là 0,5 mg/l NAA sau 7 tuần (90%). Việc thuần hóa cây con cónguồn gốc in
vitro rất khó khăn do tỷ lệchết của cây con khá cao vì sự xuất hiện của nấm
bệnh do độ ẩm cao trong nhà kính. Tuy nhiên, 70-75% cây Thanh mai con
được nhân giống thành công trong nhà kính và kết quả cũng chỉ ra rằng môi
trường hỗn hợp giữa 50% đất xơ dừa + 50% Perlite phùhợp hơn so với các
nghiệm thức khác

Tài liệu tham khảo

1. Adsul, A. A., Chavan, J. J., Gaikwad, N. B., Gurav, R. V., Dixit, G. B., & Yadav, S. R., 2019. In vitro regeneration approaches for restoration of Ceropegia mohanramii—an endemic and critically endangered asclepiad. Journal of Genetic Engineering and Biotechnology, 17(1), 1-5.

2. Bhatt I.D., Dhar U., 2004. Factors controlling micropropagation of Myrica esculenta buch.-Ham. Ex D.Don: A high value wild edible of Kumaun Himalaya. Afr. J. Biotechnol. 3(10): 534-554.

3. Daniel Marmillod, 1982. Methodology and results of studies on the composition and structure of a terrace forestin Amazonia

4. Gangwar K.K., Deepali, Gangwar R.S., 2010. Ethnomedicinal plant diversity in Kumaun Himalaya of Uttarakhand, India Nat Sci (8): 66-78

5. Jeeva S., Lyndem F.B., Sawian J.T., Laloo R.C., Mishra B.P., 2011. Myrica esculenta Buch.-Ham. ex D. Don.- a potential ethnomedicinal species in a subtropical forest of Meghalaya, northeast India. Asian Pac J Trop Biomed (1): 174-177.

6. Kala C.P., 2007. Prioritization of cultivated and wild edibles by local people in the Uttaranchal hills of Indian Himalaya. Indian J Tradit Know (6): 239-243.

7. Kayang H., 2007. Tribal Knowledge on wild edible plants of Meghalaya, Northeast India. Indian J Tradit Know (6):177-181.

8. Lloyd, G., McCown, B., 1981. Commercially feasible micropropagation of mountain laurel, Kalmia latifolia, by the use of shoot tip culture. Proc. Plant Prop. Soc. 30, 421-427.

9. Maikhuri R.K., Semwal R.L., Singh A., Nautiyal M.C., 1994. Wild fruits as a contribution to sustainable rural development: A case study from the Garhwal Himalaya. Int J Sustain Dev World Ecol (1): 56-68.

10. Mathur, G., & Nadgauda, R., 1999. In vitro plantlet regeneration from mature zygotic embryos of Pinus wallichiana AB Jacks. Plant Cell Reports, 19(1), 74-80.

11. Monteuuis, O., & Bon, M. C., 2000. Influence of auxins and darkness on in vitrorooting of micropropagated shoots from mature and juvenile Acacia mangium. Plant cell, tissue and organ culture, 63(3), 173-177.

12. Murashige, T., Skoog, F., 1962. A revised medium for rapid growth and bioassays with tobacco tissues cultures. Physiol. Plant. 15, 473-497

13. Nandwani D., 1994. Clonal propagation of M. esculenta(Box- berry) A fruit bearing tree of north-east India. Gartenbauwissenchaft (Horticultural Science) 59(6): 264-267.

14. Naik, S. K., & Chand, P. K., 1998. In Vitro Clonal Propagation of an Elite Cultivar of Pomegranate (Punica granatum L. cv. Ganesh) Using Nodal Explants from Mature Tree. in vitrocellular and developmental biology animal, 34, P-1137.

15. Negussie, A., 1997. In vitro induction of multiple buds in tissue culture of Juniperus excelsa. Forest Ecology and Management, 98(2), 115-123.

16. Pandey G., Sharma B.D., Hore D.K., Rao N.K., 1993. Indigenous minor fruits’ genetic resources and their marketing status in north-eastern hills of India. Journal of Hill Research 6:1-4.

17. Panthari P., Kharkwal H., Kharkwal H., Joshi D.D., 2012. Myrica nagi: A review on active constituents, Biological and therapeutic effects. Int J Pharm Pharm Sci (4): 38-42.

18. Pierik, R. L. M., 1987. * In vitro culture of higher plants as a tool in the propagation of horticultural crops. In International Symposium on Propagation of Ornamental Plants 226 (pp. 25-40).

19. Rahman, M. A., & Blake, J., 1988. Factors affecting in vitro proliferation and rooting of shoots of jackfruit (Artocarpus heterophyllus Lam.). Plant Cell, Tissue and Organ Culture, 13(3), 179-187.

20. Rathore, J. S., Rathore, V., Shekhawat, N. S., Singh, R. P., Liler, G., Phulwaria, M., & Dagla, H. R., 2004. Micropropagation of woody plants. In Plant biotechnology and molecular markers (pp. 195-205). Springer, Dordrecht.

21. Seal T., 2011. Nutritional composition of wild edible fruits in Meghalaya state of India and their ethnobotanical Importance. Res J Bot (6):58-67.

22. Singh J., Lan V.K., Trivedi V.P., 1986. Pharmacognostic evaluation of Katphala (The bark of Myrica esculentaBuch-Ham). Anc Sci Life (6): 85-7.

23. Singh N., Khatoon S., Srivastava N., Rawat A., Mehrotra S., 2009. Qualitative and quantitative standardization of Myrica esculentaBuch.-Ham. Stem bark by use of HPTLC. J Plana Chromat (22): 287-91.

24. Sundriyal M., Sundriyal R.C., 2001. Wild edible plants of the Sikkim Himalaya: nutritive value of selected species. Economic Botany. 55 (3): 377- 390.

25. Sum N.T., Tuan P.N, Ket N.V, 2007. Ứng dụng phương pháp vi nhân giống trong bảo tồn giống Thông nước Glyptostrobus Pensilis (Staunton ex D. Don) K. Koch. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm TP. HồChí Minh, 1+2: 75-81

26. Thành N. D, Lụa D.T.M, Liên Q. T, 2012. Tạo cây Thông nước - Glyptostrobus pensilis(Staunton ex D. Don) K. Koch hoàn chỉnh từ chồi nhân in vitro. Tạp chí Sinh học, 2012, 34(2): 228-234

27. Tuan, P. N., Meier-Dinkel, A., Höltken, A. M., Wenzlitschke, I., & Winkelmann, T., 2017. Factors affecting shoot multiplication and rooting of walnut (Juglans regiaL.) in vitro. Acta Horticulturae, (1155), 525-530.

28. Tuan, P. N., Meier-Dinkel, A., Höltken, A. M., Wenzlitschke, I., & Winkelmann, T., 2016. Paving the way for large-scale micropropagation of Juglans× intermedia using genetically identified hybrid seed. Plant Cell, Tissue and Organ Culture (PCTOC), 126(1), 153-166.

29. Vinh T., 2011. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và nhân giống làm cơ sở bảo tồn loài Thuỷtùng (Glyptostrobus pensilis(Staunt.) tại Việt Nam. Luận án Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp. Trường Đại học Lâm nghiệp.

30. Yanthan M., Misra A.K., 2013. Molecular approach to the classification of medicinally important actinorhizal genus Myrica. Indian J Biotechnol 12:133-136.

31. Yadav, U., Lal, M., & Jaiswal, V. S., 1990. Micropropagation of Morus nigra L. from shoot tip and nodal explants of mature trees. Scientia Horticulturae, 44(1-2), 61-67.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

23

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Tuân, P.N., Đại, P.H., Kim Nga, V.T., Bình``, M. Đức, Dũng, L.V., Nam, L.C., Nguyên , N.T., Huyên, P.X. và Dương, H.T. 2024. ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG LOÀI THANH MAI (Myrica esculenta Buch. - Ham. ex D. Don) BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẠI LÂM ĐỒNG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 6 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>