TRI THỨC BẢN ĐỊ A SỬ DỤNG CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ CHÂN SƠN, HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG


Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thu Hiền Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội
  • Trịnh Đình Khá Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội
  • Bùi Thị Hoài Thương Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Từ khóa:

Cây thuốc,, Chân Sơn, tri thức bản địa, Yên Sơn

Tóm tắt

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá kinh nghiệm sử dụng nguồn tài
nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu số Dao, Cao Lan tại xã Chân Sơn,
huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Các phương pháp sử dụng gồm có: Điều tra
cộng đồng, thu thập mẫu vật, định danh tên loài, đánh giá tính đa dạng nguồn tài
nguyên cây thuốc, đánh giá mức độ nguy cấp của các loài cây thuốc. Kết quả
nghiên cứu bước đầu đã xác định được 123 loài cây thuốc thuộc 113 chi, 69 họ
được cộng đồng dân tộc ở khu vực nghiên cứu sử dụng trong phòng và chữa
bệnh cho người dân. Cây thuốc thuộc 7 dạng sống chính gồm: thân thảo, cây bụi,
dây leo, cây gỗ nhỏ, cây gỗ lớn, cây gỗ trung bình, cây ký sinh và bán ký sinh.
Cây thuốc thường phân bố ở 4 môi trường sống như: xung quanh làng xóm, làng
bản, vườn; rừng; đồi và ven sông. Trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc thì
bộ phận lá, thân và cả cây được sử dụng nhiều nhất. Nghiên cứu đã xác định
được 18 nhóm bệnh được chữa trị bằng kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng
đồng dân tộc Dao và Cao Lan tại khu vực nghiên cứu, trong đó có 4 nhóm bệnh
chiếm tỷ lệ cao nhất là: bệnh đường tiết niệu, bệnh xương khớp, hệ vận động,
bệnh về đường tiêu hóa và thuốc bổ. Đã xác định được danh lục 11 loài cây
thuốc có giá trị bảo tồn tại khu vực nghiên cứu và chiếm 8,94% so với tổng số
loài ghi nhận được.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách Đỏ Việt Nam: phần II Thực vật, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

2. Võ Văn Chi, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1 - 2, NXB Hà Nội, Hà Nội.

3. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2019. Nghị định 06/2019/CP-NĐ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật

hoang dã nguy cấp, Hà Nội.

4. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

5. Đỗ Tất Lợi, 2005. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Hà Nội.

6. Nguyễn Tập, 2007. Cẩm nang cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam, Mạng lưới lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, Hà Nội.

7. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007. Các phương pháp nghiên cứu thực vật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

9. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Hàn Lâm Việt Nam, 2006. Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tập 2 - 3.

10. Viện Dược Liệu, 1993. Tài Nguyên cây thuốc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

9

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Hiền, N.T.T., Khá, T. Đình và Thương, B.T.H. 2024. TRI THỨC BẢN ĐỊ A SỬ DỤNG CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ CHÂN SƠN, HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2