NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH LÝ HẠT GIỐNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN RUỘT BẦU ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SA NHÂN TÍM (Amomum longiligulare T.L.Wu) TẠI HUY ỆN BA VÌ, HÀ NỘI


Các tác giả

  • Bùi Kiều Hưng Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Kỹ thuật Lâm sinh
  • Võ Đại Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Đặc điểm hình thái, , sinh lý hạt giống,, thành phần ruột bầu, Sa nhân tím, Ba Vì - Hà Nội

Tóm tắt

Sa nhân tím thuộc chi Sa nhân, họ Gừng, là loại dược liệu quý, có công dụng làm thuốc chữa bệnh, sử dụng trong công nghệ mỹ phẩm và dùng làm gia vị. Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy đặc điểm hình thái của Sa nhân tím trồng ở huyện Ba Vì cơ bản cũng giống đặc điểm hình thái Sa nhân tím trồng ở các khu vực khác về thân, lá, hoa và quả. Kích thước quả: dài 8,0-15,0mm, chiều rộng 5,0-12,0mm. Kích thước hạt: dài 1,2-1,5mm; chiều rộng 1,0-1,2mm. Một số đặc điểm sinh lý hạt giống như sau: khối lượng 1.000 hạt là 14,7g; độ thuần của hạt giống: 80,7%; tỷ lệ nảy mầm: 90,5%; thế nảy mầm: 70,0%; hàm lượng nước trong hạt: 27,4%; thời gian hạt bắt đầu nảy mầm: 23 ngày sau khi gieo; Thời gian hạt kết thúc nảy mầm: 45 ngày sau khi gieo. Thành phần ruột bầu tốt nhất cho sản xuất cây con Sa nhân tím gieo ươm từ hạt là: 94% đất + 5% phân chuồng hoai + 1% NPK

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Quốc Bình, 2011. Nghiên cứu phân loại họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) ở Việt Nam - Luận án Tiến sỹsinh học - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

2. Lê Mộng Chân và Lê ThịHuyên, 2000. Thực vật rừng, NXBNông nghiệp, Hà Nội.

3. Võ Văn Chi, 2012. Từ điển Cây thuốc Việt Nam, NXBY học, Hà Nội, tập 1, 2.

4. Nguyễn Thanh Phương, 2006. Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng Sa nhân tím (Amomum longiligulareT.L.Wu) tại huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, Báo cáo tổng kết đềtài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, 55 trang.

5. Nguyễn Tập, 2007. Sa nhân tím, Dựán hỗ trợchuyên ngành lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, NXB Lao động.

6. Dựán hỗ trợChuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam - Pha II, 2007. Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, NXB Bảnđồ, trang 536 - 541.

7. Nguyễn Tập, Nguyễn Chiều, 1995. Nghiên cứu bảo vệtái sinh hai cây thuốc đặc sản Sa nhân, Vàng đắng và tạothêm nguồn nguyên liệu chiết berberin ở Việt Nam, Báo cáo kết quả đềtài cấp Nhà nước KY. 02.04, 1992 - 1995.

8. Nguyễn Tập, Phạm Thanh Huyền, Lê Thanh Sơn, Ngô Đức Phương, Cù Hải Long, Ngô Văn Trại, Vũ VănQuyết, 2007. “Kết quả bước đầu trồng Sa nhân tím ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo thuộc xã Quân Chu,huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Dược liệu, tập 12 (Số3+4/2007), trang 74 - 77.

9. Thủ tướng Chính phủ, 2013: Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 phê duyệt kế hoạch tổng thể pháttriển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Tải xuống

Số lượt xem: 15
Tải xuống: 1

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Hưng, B.K. và Hải, V. Đại 2024. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH LÝ HẠT GIỐNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN RUỘT BẦU ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SA NHÂN TÍM (Amomum longiligulare T.L.Wu) TẠI HUY ỆN BA VÌ, HÀ NỘI. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 3 4 > >>