TÌNH HÌNH GÂY HẠI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VÒI VOI (Alcidodes sp.) ĐỤC NGỌN QUẾ (Cinnamomum cassia L.J.Presl) VÀ HỒI (Illicium verum Hook.f) TẠI VIỆT NAM


Các tác giả

  • Lê Văn Bình`` Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Văn Thành Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Hoài Thu Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Alcidodes sp.,, tập tính,, Quế, Hồi và hình thái

Tóm tắt

Quế và Hồi là loài cây đặc sản của Việt Nam, trong đó cây Quế có phân bố
chủ yếu ở các tỉnh như Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Kạn, Lạng Sơn,
Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam và Quảng Ngãi; Hồi phân
bố ở tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Kạn và Cao Bằng. Hiện nay, rừng
trồng Quế 3 năm tuổi và rừng trồng Hồi 5 năm tuổi đang bị loài Vòi voi ở
giai đoạn trưởng thành và sâu non gây hại; loài Vòi voi có tên khoa học là
(Alcidodes sp.) thuộc tộc Mecysolobini, phân họ Molytinae, họ Vòi voi
Curculionidae, bộ Cánh cứng Coleoptera; trưởng thành đực dài trung bình
10,2 mm (± 0,2 mm), trưởng thành cái lớn hơn trưởng thành đực, dài trung
bình 12,5 (± 0,3 mm), toàn thân màu nâu phớt xám, cành trước mỗi bên có 1
dải màu trắng xám; trứng hình elíp, dài trung bình 1,8 mm (± 0,1 mm), màu
trắng sữa; sâu non tuổi 1: Dài trung bình 2,8 mm (± 0,2 mm), thân màu trắng
đục và đầu màu nâu nhạt (hình 2c); sâu non tuổi 2 dài trung bình 6,4 mm
(± 0,1 mm), thân màu trắng sữa nhạt, đầu màu nâu; sâu non tuổi 3 dài trung
bình 10,7 mm (± 0,2 mm), thân màu vàng nhạt và đầu màu nâu đậm đến
cánh gián; nhộng dài trung bình 10,4 mm (± 0,1 mm), thân màu trắng sữa

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Văn Dũng, Phạm Thị Vượng, Lê Thị Tuyết Nhung, Mai Văn Quân, Lã Văn Hào, 2014. Kết quả điều tra thành phần sâu bệnh hại cây Hồi tại Lạng Sơn. Tạp chí Bảo vệ thực vật (4), tr39 - 44.

2. Huda, N., MR, C. S., Hamdan, A. and Razak, A., 2019. First report of a snout weevil Alcidodes sp. (Coleoptera: Curculionidae) Field infestation on Mango Mangifera indica L. (Anacardiaceae) in Perlis, Malaysia. Serangga, 24(1).

3. Marshall, G. A., 1939. New tropical African Curculionidae (Col.). The Annals and Magazine of Natural History(11)3: 561 - 583.

4. Đỗ Tất Lợi, 2006. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Thời đại, 1275 trang.

5. Lyal, C. H. C. and Curran, L. M., 2000. Seed - feeding beetles of the weevil tribe Mecysolobini (Insecta: Coleoptera: Curculionidae) developing in seeds of trees in the Dipterocarpaceae. Journal of Natural History, 34(9), pp.1743 - 1847.

6. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh và Trần Văn Mão (2001), Điều tra dự tính dự báo sâu bệnh trong Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Shah, R., Hamid, F. and Poswal, M. A., 2012. Ontogeny and integrated management of Alcidodes porrectirostris Marsha (Coleoptera: Curculionidae) infesting walnut fruits in Manoor Valley (Kaghan), KPK,

Pakistan. Journal of Entomological Research, 36(1), pp.1 - 7.

Tiêu chuẩn quốc gia - TCVN 8927, 2013. Phòng trừ sâu hại cây rừng - Hướng dẫn chung.

Phạm Quang Thu, 2016. Kết quả nghiên cứu thành phần sâu, bệnh hại một số loài cây trồng rừng chính tại Việt

Nam. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (1).

Waterhouse, D.F., 1993. The Major Arthropod Pest and Weeds of Agriculture in Southeast Asia: Distribution,

Importance and Origin. ACIAR Monograph 21. Australia: Canberra.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

7

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Bình``, L.V., Thành, N.V. và Thu , N.H. 2024. TÌNH HÌNH GÂY HẠI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VÒI VOI (Alcidodes sp.) ĐỤC NGỌN QUẾ (Cinnamomum cassia L.J.Presl) VÀ HỒI (Illicium verum Hook.f) TẠI VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 6 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết