KHẢ NĂNG BẢO VỆ MÀU SẮC GỖ CỦA SƠN PU CHỨA VẬT LIỆU NANO TiO2, ZnO VÀ NANOCLAY HYDROPHILIC


Các tác giả

  • Bùi Văn Ái Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Nguyễn Thị Hằng Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Hoàng Trung Hiếu Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Hoàng Thị Tám Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Bùi Thị Thủy Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Sơn PU,, bảo vệ màu sắc,, vật liệu nano

Tóm tắt

Gỗ khi được sử dụng ở điều kiện ngoài trời chịu tác động rất lớn của các yếu tố thời tiết như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió... làm ảnh hưởng lớn đến độ bền của gỗ đặc biệt là ảnh hưởng tới màu sắc của gỗ. Các loại chất phủ như sơn, vecni, dầu nhựa... được sử dụng phủ lên bề mặt gỗ để hạn chế tác động bất lợi của các yếu tố tự nhiên. Sơn PU được phân tán vật liệu nano: TiO2, ZnO và Clay hydrophilic đã được đánh giá khả năng cải thiện màu sắc gỗ Bồ đề (Styrax tonkinensis (Pierre) Craib. ex Hardw) và gỗ keo Lai (Acacia mangium  Acacia auriculiformis) so với sơn PU thông dụng. Các công thức sơn PU phân
tán nano TiO2 (<100nm) 0,1%, nano TiO2 (21nm) 0,1%, nano ZnO 0,1% và nanoclay hydrophilic 0,1% đã được xác định làm gia tăng đáng kể hiệu quả bảo vệ màu sắc cho gỗ. Các mẫu gỗ sau khi được sơn phủ và đặt trên giá phơi ở điều kiện tự nhiên trong vòng 12 tháng, định kỳ đo đạc, lấy số liệu. Tỷ lệ thay đổi màu sắc ΔEH (%) của cả gỗ Bồ đề và gỗ keo lai đã được sơn phủ bằng PU chứa vật liệu nano đều nhỏ hơn 12%, mẫu sơn bằng PU thông thường đạt 18%, so với mẫu đối chứng không phủ mặt đạt trên 30%. Kết quả nghiên cứu cho thấy, PU biến tính bởi nano có thể giảm đáng kể hiện tượng biến màu cho gỗ.

Tài liệu tham khảo

1. Cao Quốc An, 2013. Nghiên cứu ứng dụng vật liệu nano để nâng cao chất lượng ván lạng, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ (2012 - 2013) - Bộ Nông nghiệp & PTNT.

2. Bùi Văn Ái, 2015. Nghiên cứu ứng dụng một số vật liệu nano nâng cao tính chất cơ học, vật lý và độ bền tự nhiên gỗ, Chương trình KHCN cấp Nhà nước KC.07/11 - 15.

3. Turkay Turkoglu, Ergun Baysal, and Hilmi Toker, 2015. The Effects of Natural Weathering on Color Stability of Impregnated and Varnished Wood Materials, Advances in Materials Science and Engineering.

4. Vu Manh Tuong, 2015. Fabrican of wood -nano composite to enhancing the water and UV light resistance of Acacia hybrid wood, Workshop Proceedings “Vietnam Forestry university - International Academy of wood science cooperation for development”, Ha Noi.

5. Carol A. Lausen, 2010. Weatherability and leach resistance of wood imprenated with nano - zinc oxide, nanoscale research letter, Vol 5, pp: 1464 - 1467.

6. Giovani De Filpoet, 2013. Preventing fungal growth in wood by titandium dioxide nanoparticles, International Biodetioration & Biodegradation, Vol 85, pp: 217 - 222.

7. Hao - Jie Song, 2010. A study of the tribological behavior of nano - ZnO - filled polyurethane composite coatings, Wear, Vol 269, pp: 79 - 85

Tải xuống

Đã xuất bản

29-01-2024

Số lượt xem tóm tắt

5

PDF Tải xuống

3

Cách trích dẫn

[1]
Ái, B.V., Hằng, N.T., Hiếu, H.T., Tám, H.T. và Thủy, B.T. 2024. KHẢ NĂNG BẢO VỆ MÀU SẮC GỖ CỦA SƠN PU CHỨA VẬT LIỆU NANO TiO2, ZnO VÀ NANOCLAY HYDROPHILIC. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 1 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

1 2 > >>