MỐI QUAN HỆ CỦA RE GỪNG (Cinnamomum bejolghota (Buch-Ham) Sweet) VỚI CÁC LOÀI CÂY BẠN TRONG MỘT SỐ TRẠNG THÁI RỪNG TỰ NHIÊN


Các tác giả

  • Hải Lại Thanh Viện Nghiên cứu Lâm sinh
  • Thịnh Nguyễn Hữu Viện Nghiên cứu Lâm sinh

Từ khóa:

Mối quan hệ, Re gừng

Tóm tắt

Nghiên cứu về mối quan hệ qua lại giữa Re gừng và các loài cây trong rừng tự nhiên là rất cần thiết cho việc điều chỉnh tổ thành loài cây trong các lâm phần rừng tự nhiên khi cần tác động các giải pháp lâm sinh. Quan trọng hơn, đó là cơ sở cho việc lựa chọn loài cây trồng rừng hỗn giao với Re gừng. Để nghiên cứu mối quan hệ giữa Re gừng với các loài cây trong rừng tự nhiên, sử dụng phương pháp điều tra ô 6 cây và căn cứ vào chỉ số tần suất xuất hiện để xác định mối quan hệ. Sự xuất hiện của loài Re gừng tại các khu vực điều tra là khá cao, chiếm từ 46,67% đến 53,33% tổng số ô điều tra. Các loài cây xuất hiện cùng Re gừng khá lớn, dao động từ 38 loài đến 48 loài, trong khi số lượng loài cây “thường xuyên gặp” với Re gừng rất ít chỉ từ 3 đến 5 loài: Tại Hòa Bình là 5/40 loài (gồm: Trâm trắng, Kháo vàng, Trâm núi, Trám chim và Dẻ); tại Sơn La là 3/48 loài (gồm: Ngát, Kháo vàng, Mắc niễng); tại Phú Thọ là 3/38 loài (gồm: Gội, Lộc vừng lá to, Chân chim). Khoảng cách trung bình từ cây Re gừng đến 6 cây xung quanh tại Hòa Bình là 5,8 m; tại Sơn La là 4,8 m và tại Phú Thọ là 5,6 m. Re gừng là loài có sinh trưởng chiếm ưu thế hơn so với các loài cây xung quanh.

Tải xuống

Đã xuất bản

28-05-2024

Số lượt xem tóm tắt

2

PDF Tải xuống

2

Cách trích dẫn

[1]
Lại Thanh, H. và Nguyễn Hữu, T. 2024. MỐI QUAN HỆ CỦA RE GỪNG (Cinnamomum bejolghota (Buch-Ham) Sweet) VỚI CÁC LOÀI CÂY BẠN TRONG MỘT SỐ TRẠNG THÁI RỪNG TỰ NHIÊN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 6 (tháng 5 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo tương tự

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.