SINH KHỐI CỦA QUẦN THỂ ĐƯỚC ĐÔI (Rhizophora apiculata Blume) TRỒNG TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


Các tác giả

  • Huỳnh Đức Hoàn Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ, số 1541, Đường Rừng Sác, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, Tp. HCM
  • Bùi Nguyễn Thế Kiệt Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ, số 1541, Đường Rừng Sác, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, Tp. HCM
  • Cao Huy Bình`` Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ, số 1541, Đường Rừng Sác, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, Tp. HCM
  • Viên Ngọc Nam Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

Từ khóa:

Cần Giờ,, Đước đôi, sinh khối

Tóm tắt

Để góp phần vào việc tính toán giá trị của quần thể Đước đôi trồng tại Khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ thông qua việc nghiên cứu sinh khối của các bộ phận cây cá thể và quần thể. Đã thu thập số liệu từ 150 ô tiêu chuẩn, mỗi ô có diện tích 500 m2 (25 m × 20 m) và chặt hạ 42 cây có cỡ đường kính thân cây (D1,3 m) từ nhỏ đến lớn để cân tính sinh khối. Kết quả cho thấy dạng phương trình Y = a*Xb thể hiện tốt mối quan hệ giữa sinh khối với đường kính thân cây. Tổng sinh khối khô trung bình của quần thể Đước đôi trong rừng ngập mặn Cần Giờ là 344,62 ± 106,38 tấn/ha biến động từ 140,33 đến 643,72 tấn/ha. Quần thể Đước đôi ở cấp tuổi 7 (tuổi từ 33 - 37) có tổng sinh khối khô trung bình cao nhất với giá trị là 430,64 ± 88,63 tấn/ha biến động từ 266,49 đến 643,72 tấn/ha. Quần thể Đước đôi ở cấp tuổi 5 (tuổi từ 23 - 27) có tổng sinh khối khô thấp nhất là 304,50 tấn/ha, biến động từ 140,33 đến 541,68 tấn/ha. Tổng sinh khối của quần thể Đước đôi trồng tại Khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ ước đạt hơn 6,35 triệu tấn. Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho việc tính toán trong chi trả dịch vụ môi trường rừng trong tương lai.

Tài liệu tham khảo

1. Chave J., Andalo C., Brown S., Cairns MA., Chambers J.Q., Eamus D., Folster H., Fromard F., Higuchi N., Kira T., Lescure J.P., Nelson BW., Ogawa H., Puig H., Riera B. and Yamakura T., 2005. Tree allometry and improved estimation of carbon stocks and balance in tropical forests. Ecosystem Ecology. Oecologia 145: 87 - 99.

2. Clough B.F., và Scott K., 1989. Allometric for estimating above - ground biomass in six mangrove species, Forest Ecology and Management 27, 117 - 127.

3. IPCC, 2003. Good practice guidance for land use, land - use change and forestry. IPCC National Greenhouse Gas Inventories Programme.

4. Komiyama A., Pougparn S. and Kato S., 2005. Common allometric equations for estimating the tree weight of mangroves. Journal of Tropical Ecology (2005): 471 - 477.

5. Mc Ardle B., 1988. The structural relationship: regreesion in biology. Canadian Journal of Zoology, 66: 2329 - 2339.

6. Ong J.E., Gong W.K. and Wong C.H., 2004. Allometry and partitioning of the mangrove, Rhizophora apiculata. Forest Ecology and Management 188: 395 - 408.

7. Sprugel, D.G., 1983. Correcting for bias in log - tranformed allometric equation. Ecology 64, 209 - 210.

8. Đặng Trung Tấn, 2001. Sinh khối rừng Đước (Rhizophora apiculata). Kết quả nghiên cứu khoa học và kỹ thuật lâm nghiệp giai đoạn 1996 - 2000, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 6 trang.

http://www.mekonginfo.otg/mrc_en/doclib.nsf/0/C373C0858E4A566.

9. Timothy. R. H. Pearson, S. Brown and N. H. Ravindranath, 2005. Integrating carbon benefit estimates into GEF projects, United Nations Development Programme - Global Environment Facility, 57 pp.

10. Viên Ngọc Nam, 2010. Nghiên cứu tích tụ carbon của Rừng Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) trồng ở Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 18/2011, trang 73 - 83, ISSN 0866 - 7020.

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

15

PDF Tải xuống

10

Cách trích dẫn

[1]
Hoàn, H. Đức, Kiệt, B.N.T., Bình``, C.H. và Nam, V.N. 2024. SINH KHỐI CỦA QUẦN THỂ ĐƯỚC ĐÔI (Rhizophora apiculata Blume) TRỒNG TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết