Ảnh hưởng của tuổi hom của Luồng và Tầm vông đến tỷ lệ sống và chất lượng cây hom của chúng


Các tác giả

  • Pham Van Bon Southern Center of Application for Forest Technology and Science, FSIS, VAFS
  • Pham Van Bon Southern Center of Application for Forest Technology and Science, FSIS, VAFS
  • Ninh Van Tuan Southern Center of Application for Forest Technology and Science, FSIS, VAFS
  • Nguyen Co Thanh Southern Center of Application for Forest Technology and Science, FSIS, VAFS
  • Pham Thi Man Southern Center of Application for Forest Technology and Science, FSIS, VAFS
  • Nguyen Van Quy Branch of Vietnamese Forestry University in Dong Nai province, Vietnam

Từ khóa:

tre trúc, hom cành, hom gốc, nhân giống, vô tính

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của tuổi vật liệu giống đến tỷ lệ sống, chất lượng cây hom của 2 loài Luồng (Dendrocalamus barbatus) và Tầm vông (Thyrsostachys siamensis). Thí nghiệm 1 nhân tố được thiết kế theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần lặp lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi của hom gốc ảnh hưởng không ý nghĩa (P = 0,774) đến tỷ lệ sống của Luồng nhưng có ý nghĩa (P < 0,001) đối với cây Tầm vông. Tỷ lệ sống của 3 công thức hom gốc Luồng sau 60 ngày giâm đều khá cao và sai khác không đáng kể (71,1 - 77,8%). Trong khi, tỷ lệ sống của công thức hom gốc non (< 12 tháng tuổi) của Tầm vông (HGT1) cao hơn rõ rệt so với 2 công thức còn lại HGT2 và HGT3 (82,2% so v ới 11,1% và 2,2%). Hom cành < 12 tháng của Luồng (HCL1) có tỷ l ệ sống cao sau 120 ngày giâm (73,3%), cao hơn có ý nghĩa (P < 0,001) so với hom có độ tuổi 12 - 24 tháng (HCL2) và > 24 tháng (HCL3), đều chỉ đạt 20,0%. Khả năng ra rễ của hom cành Tầm vông là rất kém, tỷ lệ ra rễ chỉ đạt 8,9% ở công thức HCT1 (hom < 12 tháng) sau 120 ngày và 0% ở cả 2 công thức còn có tuổi cao hơn. Tuổi vật liệu giống có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng cây giống đối với cả 2 loài và 2 loại vật liệu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sử dụng hom non (< 12 tháng) để nhân giống Luồng và Tầm vông là tốt nhất. Phương pháp nhân giống bằng hom cành là hiệu quả cho Luồng, nhưng không hiệu quả cho Tầm vông

Tài liệu tham khảo

1. Banik, R.L. 1995. A manual for vegetative propagation of Bamboos. International Network for Bamboo and Rattan (INBAR). UNDP/FAO Regional Forest Tree Improvement Project (FORTIP) and Bangladesh Forest Research Institute (BFRI). 66 pages.

2. Banik, R.L. 2008. Issues in production of bamboo planting materials - lessons and strategies. The Indian Forester. 134(3): 291 - 304.

3. Bhatnagar, H. P. 1974. Vegetative propagation rooting practices with forest trees in India. New Zealand Journal of Forestry Science. 4(2): 170 - 176.

4. Bhol, N. and Nayak, H. 2012. Effect of planting alignment and cutting size on propagation of Bambusa vulgaris. Journal of Tree Sciences. 31(1&2): 69 - 75.

5. Dzung, N.A. and Nguyet, N.T.A. 2021. Research on propagation technique of of Dendrocalamus dienbienensisH.N.Nguyen & V.T.Nguyen by shoot cutting method. Vietnam Journal of Forest Science. 2: 3 - 11.

6. Dzung, N.A., Tho, N.V., Que, N.D., Son, N.H., Minh, N.H., Ban, D.V., Trung, N.Q., Thao, D.V., Duong, N.T., Nguyet, N.T.A., 2018. Research on planting techniques of Dendrocalamus dienbienensis H.N.Nguyen providing raw materials for the processing industry in the Northern mountainous provinces. Final report of

project. Vietnamese Acedamy of Forest Sciences.

7. Elbasheer, Y. H. A. and Raddad, E. A. Y. 2013. Vegetative propagation of Oxytenanthera abyssinica by culm cuttings. Journal of Natural Resources and Environmental Studies. 1(3): 1 - 5.

8. Hossain, M. A., Jewel, M. E. U., Sen, M. and Serajuddoula, M. 2006. Rooting ability of Bambusa vulgaris var. striata branch cutting as influenced by cutting types and rooting hormones. Journal of Bamboo and Rattan, 5: 117 - 126.

9. Huyen B.T., 2015. Research on some scientific bases for intensive cultivation of plantation of Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z. Li. PhD thesis, Vietnam Forestry University.

10. Islam, M. S., Bhuiyan, M. K., Hossain, M. M. and Hossain, M. A. 2011. Clonal propagation of Bambusa vulgaris by leafy branch cuttings. Journal of Forestry Research. 22(3): 387 - 392.

11. Joshi, R., Tewari, S. K., Kaushal, R. and Tewari, L. 2012. Rooting behaviour of Bambusa balcooa Roxb. In relation to season, age and growing conditions. The Indian Forester. 138(1): 79 - 83.

12. Kaushal, R., Gulabrao, Y. A., Tewari, S. K., Chaturvedi, S. and Chaturvedi, O.P. 2011. Rooting behaviour and survival of bamboo species propagated through branch cuttings. Indian Journal of Soil Conservation. 39(2): 171- 175.

13. Khoi, D.K., Hung, N.Q., Thanh, L.Q., Ban, D.V. 2010. Breeding techniques Thyrsostachys siamensis (kurz ex munro) gamble and Bambusa sp. by rhizomes and branch air-layering. Vietnam Journal of Forest Science. 4: 1563 - 1568

14. Lam, B. 2020. Warning about the risk of running out of bamboo and rattan materials. https://vtv.vn/xa-hoi/baodong-nguy-co-can-ket-tai-nguyen-may-tre - 20200620102010125.htm.

15. Nghia, N.H. 2005. Bamboos of Vietnam. Agricultural Publisher, Hanoi. 206 pp.

16. Senyanzobe, J. M. V., Jennifer, R., Grace, M., Faustin, N., Gaudence, M. and Dieu, R. R. J. D. 2013. Growth of Bambusa vulgaris and Araundinaria alpina under different nursery site conditions at the higher institute of agriculture and animal husbandry, northern Rwanda. Journal of Biodiversity and Environmental Sciences. 3(9): 9 - 14.

17. Singh, S., Kumar, P. and Ansari, S. A. 2004. A simple method for large scale production of Dendrocalamus asper. Scientia Horticulturae. 100: 251 - 255

Tải xuống

Số lượt xem: 26
Tải xuống: 7

Đã xuất bản

04-04-2024

Cách trích dẫn

[1]
Bon, P.V., Bon, P.V., Tuan, N.V., Thanh, N.C., Man, P.T. và Quy, N.V. 2024. Ảnh hưởng của tuổi hom của Luồng và Tầm vông đến tỷ lệ sống và chất lượng cây hom của chúng. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết