THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI VÀ TẬP TÍNH MỘT SỐLOÀI SÂU HẠI TRE BÁT ĐỘ TẠI HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI


Các tác giả

  • Nguyễn Văn Thành Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệrừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Lê Văn Bình`` Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệrừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Đào Ngọc Quang Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệrừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trần Xuân Hưng Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệrừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trần Viết Thắng Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệrừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Trang A Tổng Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệrừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Gây hại,, tập tính, thành phần sâu hại,, tre Bát độ, Trấn Yên

Tóm tắt

Thành phần loài sâu hại tre Bát độ tại huyện Trấn Yên, tỉnh YênBái ghi nhận
được 12 loài, thuộc 10 họ và 05 bộ. Bộ Cánh vẩy ghi nhận 05 họ,05 loài; bộ
Cánh nửa 02 họ, 03 loài. Bộ Cánh thẳng, bộ Cánh cứng và bộ Hai cánh đều ghi
nhận được 01 họ và tương ứng số loài là 02, 01 và 01 loài. Tỷ lệ bị hại trung
bình của các loài sâu hại từ 5,8 - 20,6% và mức độ bị hại bình quân từ 0,05 -
0,93 (đều ở mức độ nhẹ +). Loài Bọ xít lớn (Notobitus meleagris) gây hại chủ
yếu ở măng, vị trí con đực khi giao phối với con cái thường gầnở phía ngọn non
của măng. Trưởng thành cái thường đẻ trứng ở mặt dưới lá hoặc ngay tại măng
(sau khi ăn bổ sung) với số lượng từ 10 đến 22 quả; trứng được đẻ thành 2 hàng
nằm so le nhau. Sâu non của loài Châu chấu tre (Hieroglyphus tonkinensis) mới
nở thường sống tập trung, thời gian từ khi trưởng thành đực và cái giao phối đến
khi đẻ ổ trứng đầu tiên dao động từ 5 - 8 ngày, trong suốt vòngđời của trưởng
thành cái chúng giao phối từ 1 - 3 lần và đẻ từ 1 đến 4 ổ trứng; mỗi ổ trứng
thường có số lượng từ 28 đến 41 quả. Loài Vòi voi lớn (Cyrtotrachelus
longimanus) phá hoại trên măng, những cây măng cao từ 1,2 - 1,7 m thường bị
hại nặng. Trưởng thành dùng vòi đục vào măng sau đó đẻ trứng tại khu vực đó.
Sâu non khi mới nở đục từ dưới gốc măng đục lên, đến tuổi thànhthục sâu non
tạo 1 lỗ rộng khoảng 1 cm để chui xuống đất và vào nhộng

Tài liệu tham khảo

1. Choudhury R.A., Ahktar M.S., 2007. Insect pests of bamboo in Aligarh, India. Journal of Entomology Research Vol 31 No.4, p. 369.

2. Lê Bảo Thanh, Nguyễn Thế Nhã, Bùi Trung Hiếu, 2008. Nghiên cứu hiện trạng sâu hại và biện pháp bọc bảo vệ măng các loài tre đang trồng phổ biến ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 5, trang 94 - 99.

3. Ủy Ban nhân dân tỉnh Yên Bái, 2016. Quyết định số 1503/QĐ/UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về đề án phát triển măng tre Bát độ giai đoạn 2016 - 2020.

4. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2013. Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN 8927: 2013) về Phòng trừ sâu hại cây rừng, ngày 31 tháng 12 năm 2013.

5. Viện Bảo vệ Thực vật, 1985. Côn trùng họ Châu chấu (Acrididae) ở phía Bắc Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Xu Tian Sen, Wang Hao Jie, 2004. Chinese bamboo main pest. China Forestry Publishing House.

7. Yoshimatsu S., Kusigemati K., Gyoutoku N., Kamiwada H., Sato Y., Sakamaki Y., 2005. Some lepidopterous pests of bamboo and bamboograss shoots in Japan. Japan Journal Entomology (New Ser) 8 (3):91 - 97

Tải xuống

Đã xuất bản

04-04-2024

Số lượt xem tóm tắt

8

PDF Tải xuống

3

Cách trích dẫn

[1]
Thành, N.V., Bình``, L.V., Quang, Đào N., Hưng, T.X., Thắng, T.V. và Tổng, T.A. 2024. THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI VÀ TẬP TÍNH MỘT SỐLOÀI SÂU HẠI TRE BÁT ĐỘ TẠI HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI . TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 5 (tháng 4 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3 4 > >>