MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG DẺ YÊN THẾ (CASTANOPSIS BOISII) TẠI BẮC GIANG


Các tác giả

  • Nguyễn Toàn Thắng Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam
  • Trần Hoàng Quý Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Bùi Thanh Hằng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Vũ Tiến Lâm Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  • Cao Chí Khiêm Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa:

Dẻ Yên Thế, Cấu trúc, Bắc Giang

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện tại những lâm phần có loài Dẻ yên thế phân bố tự nhiên ở 4
huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Lạng Giang và Sơn Động. Kết quả cho thấy Dẻ yên thế là loài cây
chiếm ưu thế về mật độ ở tầng cây cao trong hầu hết ÔTC tại những địa điểm nghiên cứu (11/19
ÔTC = 57,9%). Chỉ số IV dao động từ 20,7 đến 97,7%; mật độ lâm phần dao động từ 380 cây/ha
đến 688 cây/ha, trong đó mật độ Dẻ yên thế dao động từ 92 cây/ha đến 540 cây/ha. Số loài có
mặt trong các ô tiêu chuẩn (ÔTC) biến động từ 3 đến 41 loài, nhưng nhiều nhất cũng chỉ có 6
loài tham gia vào tổ thành trong các lâm phần. Hàm phân bố Weibull phù hợp để mô phỏng qui
luật phân bố số cây theo cấp chiều cao và cấp đường kính. Quan hệ giữa Hvn và D1.3 của lâm
phần khá chặt (R ≥ 0,53) theo 2 dạng phương trình chủ yếu là hàm bậc 2 và bậc 3.

Tài liệu tham khảo

/1. Nguyễn Tiến Bân (2003), Danh mục các loài thực vật Việt Nam, Tập II, Viện Sinh thái và

Tài nguyên sinh vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

/2. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Thực vật rừng, Giáo trình Đại học Lâm nghiệp, NXB

Nông nghiệp, Hà Nội.

/3. Nguyễn Toàn Thắng và cs (2011), “Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng Dẻ ăn

hạt (Castanopsis boisii Hickel et A.Camus) tại Bắc Giang”, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện

Khoa học Lâm nghiệp, Hà Nội.

/4. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình (2005). Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu

nghiên cứu trong lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tải xuống

Đã xuất bản

14-01-2024

Số lượt xem tóm tắt

2

PDF Tải xuống

0

Cách trích dẫn

[1]
Thắng , N.T., Quý, T.H., Hằng, B.T., Lâm , V.T. và Khiêm, C.C. 2024. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG DẺ YÊN THẾ (CASTANOPSIS BOISII) TẠI BẮC GIANG. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 4 (tháng 1 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

<< < 1 2 3