NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC HÌNH THÁI VÀ PHÂN BỐ CỦA LOÀI VẦU ĐẮNG (Indosasa angustata Mc.Clure) Ở HUYỆN NA RÌ - TỈNH BẮC KẠN


Các tác giả

  • Ngô Xuân Hải Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên
  • Trần Công Quân Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Từ khóa:

Bắc Kạn, cấu trúc, hình thái, Na R, phân bố, Vầu đắng

Tóm tắt

Vầu đắng (Indosasa angustata Mc.Clure) là loài tre có thân ngầm mọc
tản, thân khí sinh mọc phân tán, đây là loài cây đa tác dụng phân bố tự
nhiên ở nhiều tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc nước ta. Kết quả
nghiên cứu đạt được những nội dung sau: (1) Đặc điểm cấu trúc hình thái: Thân khí sinh (đường kính D00 từ 5 - 8,5cm, chiều cao Hvn 14,65m; Vách thân khí sinh ở cách gốc 1,3m dày 1,13cm, lên đến đoạn 5m vách dày 0,89cm và ở đoạn cao 10m vách thân dày 0,63m); Cấu trúc thân ngầm (Thân ngầm phân thành 10 - 12 đốt, các đốt dài từ 2,3- 2,5cm và đường kính từ 1,8 - 2,4cm, Thân ngầm mọc ở độ sâu 30 - 40cm, khi nhô lên khỏi mặt đất màu xanh lá cây); Cành và cách phân cành (khoảng 1/3 thân cây trở lên thân cây mới xuất hiện cành đùi gà, các cành tạo một góc từ 30 -450 so với thân khí sinh, cành đùi gà to 1,14 - 1,6 cm); Cấu trúc lá Vầu đắng; (2) Phân bố loài Vầu đắng: Phân bố rừng Vầu đắng thuần loài theo vị trí địa hình; Phân bố rừng Vầu đắng thuần loài theo trạng thái rừng; (3) Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho tổ chức kinh doanh rừng Vầu đắng thuần loài ở huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn theo hướng phát triển rừng bền vững.

Tài liệu tham khảo

1. Trần Ngọc Hải, 1999. Nghiên cứu về hình thái và phân bố lâm phần Vầu đắng trồng từ hom thân ngầm, Tạp chí Lâm nghiệp (10), tr 46.

2. Trần Ngọc Hải, 2009. Đặc điểm thân ngầm của loài Vầu đắng, Tạp chí NN&PTNT, tháng 11 (tr56 - 60).

3. Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao, 1997. Điều tra rừng, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.

4. Ngô Kim Khôi, Nguyễn Hải Tuất và Nguyễn Văn Tuấn, 2001. Tin học ứng dụng trong lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội.

5. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005. Tre trúc Việt Nam, Nxb Nông nghiệp.

6. Trần Xuân Thiệp, 1999. Nghiên cứu thực nghiệm kinh doanh cây Vầu đắng tại Bắc Quang, Hà Giang, Viện

Điều tra Quy hoạch rừng, tr63.

Tải xuống

Đã xuất bản

23-02-2024

Số lượt xem tóm tắt

6

PDF Tải xuống

4

Cách trích dẫn

[1]
Hải, N.X. và Quân, T.C. 2024. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC HÌNH THÁI VÀ PHÂN BỐ CỦA LOÀI VẦU ĐẮNG (Indosasa angustata Mc.Clure) Ở HUYỆN NA RÌ - TỈNH BẮC KẠN. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 2 (tháng 2 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết