Bài viết được đọc nhiều nhất
Giới thiệu về Tạp chí
Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp là tạp chí chính thức của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Tạp chí được cấp phép và đi vào hoạt động từ năm 2006 trên cơ sở nâng cấp Tờ “Thông tin Khoa học và Kỹ thuật Lâm nghiệp” phát hành từ tháng 7 năm 1985. Hiện nay Tạp chí đang hoạt động theo giấy phép số 487/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp có mã số chuẩn quốc tế ISSN là 1859-0373. Tạp chí được định kỳ phát hành 2 tháng/lần, sử dụng bằng hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Tạp chí cam kết sẽ xuất bản nhanh chóng tất cả các bài báo trong vòng 30-60 ngày kể từ ngày được chấp nhận đăng.
Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp hoạt động theo hướng hội nhập và đang tham gia kết nối với các hệ thống dữ liệu quốc gia và quốc tế. Đây là ấn phẩm khoa học tuân thủ theo các quy ước biên tập quốc tế và áp dụng quy trình phản biện kín hai chiều. Các bài báo khoa học được cấp phép truy cập mở và bản quyền thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Phạm vi của Tạp chí
Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp đăng tải các công trình nghiên cứu, các bài tổng quan trong lĩnh vực khoa học lâm nghiệp và liên quan, bao gồm:
- Chọn tạo giống và nhân giống cây lâm nghiệp
- Đa dạng thực vật rừng và Bảo tồn nguồn gen
- Công nghệ sinh học lâm nghiệp
- Trồng rừng, phục hồi rừng, quản lý rừng và điều tra quy hoạch rừng
- Sinh thái rừng, Sức khỏe rừng, quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng
- Sinh khối và các bon rừng, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu
- Đất lâm nghiệp
- Lâm sản ngoài gỗ và Nông lâm kết hợp
- Kinh tế chính sách lâm nghiệp
- Khai thác, bảo quản lâm sản và chế biến lâm sản
- Cơ khí lâm nghiệp
Tần suất xuất bản:
Tạp chí xuất bản 6 số mỗi năm. Cụ thế
- Số 1: Tháng 1 - Tháng 2
- Số 2: Tháng 3 - Tháng 4
- Số 3: Tháng 5 - Tháng 6
- Số 4: Tháng 7 - Tháng 8
- Số 5: Tháng 9 - Tháng 10
- Số 6: Tháng 11 - Tháng 12
DOI prefix: 10.70169
Công cụ kiểm tra trùng lặp: Crossref Similarity Check
Quy trình phản biện
Các bản thảo nào thuộc phạm vi xuất bản và đáp ứng được các yêu cầu của thể lệ viết bài sẽ được đánh giá thông qua quy trình phản biện kín hai chiều (double blinded peer-review) bởi ít nhất 02 (hai) chuyên gia độc lập trong và ngoài nước trong lĩnh vực tương ứng.
Phí đăng bài: 1.500.000 VND
Số hiện tại
Cả số
Bài viết
-
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH CÂY GỤ LAU (Sindora tonkinensis a. Chev. Ex K. & S.S. Larsen)
-
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI RE HƯƠNG (Cinamomum parthenoxylon (Jack) Meisn) TẠI TỈNH QUẢNG NINH
-
SINH TRƯỞNG CÁC DÒNG KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis) MỚI CHỌN LỌC TẠI ĐỒNG PHÚ, BÌNH PHƯỚC
-
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN LÓT VÀ PHƯƠNG THỨC TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CÂY GIỔI ĂN HẠT (Michelia tonkinensis A.Chev) TẠI TỈNH CAO BẰNG
-
ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI CHÒ NƯỚC (Platanus kerrii Gagnep) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THƯỢNG TIẾN, HÒA BÌNH
-
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, PHÂN BỐ VÀ THÀNH PHẦN SAPONIN CỦA LOÀI SÂM CAO BẰNG THUỘC CHI SÂM (Panax sp.) CÓ PHÂN BỐ TỰ NHIÊN TẠI TỈNH CAO BẰNG
-
Ảnh hưởng của thời điểm thu hái đến chất lượng dược liệu lá và hoa 3 loài Trà hoa vàng (Camellia Dalatensis, Camellia dormoyana và Camellia thuongiana) ở Lâm Đồng Việt Nam
-
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG HỆ THỰC VẬT RỪNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA
-
Phân tích quy định liên quan xác định hệ số điều chỉnh chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với rừng trồng sản xuất
-
NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN CÁC CHỦNG NẤM TRICHODERMA CÓ KHẢ NĂNG CHỊU NHIỆT VÀ PHÂN GIẢI CELLULOSE TẠI LÂM ĐỒNG, VIỆT NAM
-
Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với sâu ăn lá (Antheraea frithi) gây hại cây sao đen (Hopea odorata) trong phòng thí nghiệm
-
MỘT SỐ DẪN LIỆU VỀ ĐẶC SINH HỌC VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG QUẦN THỂ LOÀI SÂU XANH ĂN LÁ BỒ ĐỀ (Syntypistis sp.) TẠI PHÚ THỌ