THỰC TRẠNG SẠT LỞ BỜ KÊNH, RẠCH TẠI TỈNH CÀ MAU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT


Các tác giả

  • Lê Văn Tuất Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình

Từ khóa:

Thực trạng sạt lở, Nguyên nhân sạt lở, Bờ kênh rạch, tỉnh Cà Mau

Tóm tắt

Cà Mau có hệ thống kênh, rạch rất phát triển, phân bố rộng khắp ở tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh với tổng chiều dài kênh rạch các cấp là 8.118.815 m, trong đó kênh cấp II có tổng chiều dài lớn nhất với 3.647.055 m, chiếm 44,9%; tiếp đến là kênh cấp I có tổng chiều dài 1.816.076 m, chiếm 22,4%. Huyện Thới Bình có chiều dài kênh rạch lớn nhất tỉnh với 1.352.812 m, chiếm 16,7% chiều dài kênh rạch toàn tỉnh. Toàn tỉnh Cà Mau hiện có 355 tuyến đang bị sạt lở, nhiều nhất là huyện Đầm Dơi với 120 tuyến, chiếm 33,8%; tiếp đến là huyện Năm Căn với 66 tuyến sạt lở, chiếm 18,6%. Tổng chiều dài các đoạn bờ sông, kênh, rạch bị sạt lở tại Cà Mau là 424.659 m, trong đó cấp độ sạt lở đặc biệt nguy hiểm là 118.713 m, chiếm 28,0%; cấp độ sạt lở nguy hiểm là 305.946 m, chiếm 72,0%. Đặc trưng sạt lở bờ kênh, rạch khu vực phía Đông và phía Tây Cà Mau có sự khác biệt đáng kể. Nguyên nhân gây sạt lở bờ kênh, rạch được phân thành 2 nhóm là: i) Nhóm yếu tố ngoại sinh và ii) Nhóm yếu tố nội sinh. Một số đề xuất cần thực hiện đối với Cà Mau là: i) Thực hiện phân cấp kênh, rạch theo Nghị định 40/2023/NĐ-CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ; ii) Đánh giá khả năng tái sinh, phục hồi của cây rừng ngập mặn ven bờ gắn với các điều kiện thể nền, chế độ thủy triều, phù sa,... làm cơ sở để xây dựng các biện pháp sinh học bảo vệ bờ kênh, rạch bền vững; iii) Tổng kết và thử nghiệm các biện pháp phòng, chống sạt, lở bờ kênh, rạch.

Tài liệu tham khảo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2017. Báo cáo sạt lở bờ sông, bờ biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, Tài liệu Hội nghị Phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu, thành phố Cần Thơ, 9/2017.

Chính phủ, 2017. Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chính phủ, 2023. Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy Lợi.

Cục Thủy lợi, 2005. Văn bản số 427/CV-TL ngày 07/11/2005 V/v Hiệp y về quy định phân cấp kênh thuộc hệ thống công trình thủy lợi trong phạm vi tỉnh Cà Mau.

Nguyễn Thị Hồng Điệp, Võ Quang Minh , Phan Nhựt Trường , Lâm Kim Thành và Lê Trần Quang Vinh, 2019. “Diễn biến tình hình sạt lở ven bờ sông Tiền và sông Hậu, vùng Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, Tập 55, Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (2019)(2), tr. 125-133.

Trần Bá Hoằng, Lê Thị Phương Thanh, 2018. “Phân tích nguyên nhân gây sạt lở bờ sông trên địa bản tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 43, tr. 1-7.

Trịnh Phi Hoành, 2018. “Nghiên cứu tổng quan về nguyên nhân cơ bản và giải pháp tổng thể đối với vấn đề xói lở bờ sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học tự nhiên và Công nghệ, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 15(9), tr.70-85.

Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, 2005. Tờ trình số 07/TT ngày 18/01/2005 V/v Quy định phân cấp kênh thuộc hệ thống công trình thủy lợi phạm vi tỉnh Cà Mau.

Thủ tướng Chính phủ, 2011. Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 04/01/2011 Ban hành Quy chế xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển sạt lở bờ sông, bờ biển.

Thủ tướng Chính phủ, 2020. Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 06/7/2020 phê duyệt đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030.

Tải xuống

Số lượt xem: 6
Tải xuống: 2

Đã xuất bản

15-07-2024

Cách trích dẫn

[1]
Tuất, L.V. 2024. THỰC TRẠNG SẠT LỞ BỜ KÊNH, RẠCH TẠI TỈNH CÀ MAU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 3 (tháng 7 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết