ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC ỨC CHẾ CỦA CHỦNG VI KHUẨN ĐỐI KHÁNG NẤM HẠI GỖ


Các tác giả

  • Nguyễn Hữu Minh Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm y tế

Từ khóa:

Bacillus amyloliquefaciens, Chitinophaga varians, nấm hại gỗ, vi khuẩn đối kháng nấm

Tóm tắt

TÓM TẮT

Xác định các đặc tính cơ bản của chủng vi khuẩn đối kháng nấm hại gỗ là công đoạn cần thiết để đánh giá tiềm năng ứng dụng của chúng. Trong nghiên cứu này, phương pháp cấy đôi và phương pháp đục lỗ thạch được sử dụng để đánh giá hiệu lực ức chế của 03 chủng vi khuẩn phân lập được tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn gồm Chitinophaga varians, Bacillus subtilis Bacillus amyloliquefaciens đối với 04 loại nấm hại gỗ phổ biến, đồng thời khảo sát sự ảnh hưởng của một số điều kiện nuôi cấy lên hoạt tính đối kháng của dịch ngoại bào thu được. Kết quả cho thấy cả 3 chủng vi khuẩn khảo sát đều có hoạt tính đối kháng mạnh trên các nấm Aspergillus niger Aureobasidium pullulans, hoạt tính đối kháng yếu trên các nấm Lasiodiplodia theobromae Trichoderma atroviride. Từ thử nghiệm đục lỗ thạch, sơ bộ đánh giá Bacillus amyloliquefaciens là chủng khuẩn giàu tiềm năng nhất để tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng, trong khi Chitinophaga varians là một phát hiện mới dưới vai trò tác nhân vi khuẩn đối kháng nấm hại gỗ. Kết quả khảo sát cũng cho thấy việc bổ sung ion sắt (II) vào môi trường LB làm giảm hoạt tính đối kháng của dịch ngoại bào. Thời gian nuôi cấy tối ưu để thu dịch ngoại bào đối kháng Aspergillus niger của 03 chủng vi khuẩn là 3 ngày đối với Chitinophaga varians, 1 ngày đối với Bacillus subtilis và 1 ngày đối với Bacillus amyloliquefaciens.

Tài liệu tham khảo

Bonaterra, A., Badosa, E., Daranas, N., Francés, J., Roselló, G. and Montesinos, E., 2022. Bacteria as biological control agents of plant diseases. Microorganisms 10(9): 1759.

Dimopoulou, A., Theologidis, I., Benaki, D., Koukounia, M., Zervakou, A., Tzima, A., Diallinas, G., Hatzinikolaou, D. G. and Skandalis, N., 2021. Direct antibiotic activity of bacillibactin broadens the biocontrol range of Bacillus amyloliquefaciens MBI600. mSphere 6(4), e0037621.

Gowtham, H.G., Murali, M., Brijesh Singh, S., Lakshmeesha, T.R., Narasimha Murthy, K., Amruthesh, K.N. and Niranjana, S.R., 2018. Plant growth promoting rhizobacteria - Bacillus amyloliquefaciens improves plant growth and induces resistance in chilli against anthracnose disease. Biological Control 126: 209-217.

Luo, L., Zhao, C., Wang, E., Raza, A. and Yin, C., 2022. Bacillus amyloliquefaciens as an excellent agent for biofertilizer and biocontrol in agriculture: An overview for its mechanisms. Microbiological Research (259): DOI:10.1016/j.micres.2022.127016.

Nguyễn Thị Kim Cúc, Trần Thị Hồng, Phạm Thị Thúy Hoài, Phạm Việt Cường, 2014. Phân lập vi sinh vật đối kháng một số nguồn nấm bệnh thực vật và đánh giá hoạt tính của chúng in vitro và in vivo. Tạp chí Khoa học và Công nghệ 52(4): 419-430.

Rahman, M.A., Begum, M.F. and Alam, M.F., 2009. Screening of Trichoderma isolates as a biological control agent against Ceratocystis paradoxa causing pineapple disease of sugarcane. Mycobiology 37(4): 277-285.

Sharma S., Kumar S., Khajuria A., Ohri P., Kaur R. and Kaur R., 2020. Biocontrol potential of chitinases produced by newly isolated Chitinophaga sp. S167. World journal of microbiology & biotechnology 36(6): 90.

Soytong K., 1989. Antagonism of Chaetomium cupreum to Pyricularia oryzae: a case study to biocontrol of a rice blast disease. Thai Phytopathol 9: 28-33.

Wang B., Yuan J., Zhang J., Shen Z., Zhang M., Li R., Ruan Y. and Shen Q., 2013. Effects of novel bioorganic fertilizer produced by Bacillus amyloliquefaciens W19 on antagonism of Fusarium wilt of banana. Biology and Fertility of Soils 49(4): 435-446.

Wei Y.H., Wang L.F. and Chang J.S., 2004. Optimizing iron supplement strategies for enhanced surfactin production with 6 + Bacillus subtilis. Biotechnol Progr 20: 979-983.

Woźniak, M., 2022. Antifungal agents in wood protection - A review. Molecules (Basel, Switzerland) 27(19): 6392

Tải xuống

Đã xuất bản

28-05-2024

Số lượt xem tóm tắt

15

PDF Tải xuống

7

Cách trích dẫn

[1]
Minh, N.H. 2024. ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC ỨC CHẾ CỦA CHỦNG VI KHUẨN ĐỐI KHÁNG NẤM HẠI GỖ. TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP. 1 (tháng 5 2024).

Số

Chuyên mục

Bài viết